Nếu không biết chăm sóc thai nhi đúng cách, em bé trong bụng mẹ sẽ không có cơ hội phát triển toàn diện.
Chăm sóc thai nhi thế nào cho đúng chắc chắn là điều mẹ bầu nào cũng quan tâm. Ngay từ những tháng đầu tiên, mẹ bầu đã phải chú ý thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt,… để có thể bảo đảm an toàn và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh qua từng giai đoạn. Dưới đây là những cách chăm sóc thai nhi đúng đắn ngay từ khi con còn trong bụng mẹ, chị em có thể tham khảo và lưu ý điều chỉnh để có được một thai kỳ an toàn, thuận lợi.
7 cách chăm sóc thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ
1. Khám thai đúng lịch
Điều đầu tiên mẹ cần chú ý đó chính là thăm khám đúng lịch. Dù có cảm thấy khỏe mạnh đến đâu, mẹ bầu cũng sẽ khó có thể biết chắc chắn liệu có vấn đề gì sắp xảy ra với thai kỳ hay không. Khám thai đúng lịch sẽ giúp bác sĩ theo dõi, dự đoán được điều này và đưa ra cho mẹ những lời khuyên chính xác nhất.
Khám thai đúng lịch giúp em bé trong bụng được theo dõi cẩn thận
Mẹ bầu không nên bỏ lỡ lịch thăm khám, siêu âm theo chỉ định hoặc bất cứ những lúc phát hiện thai nhi có những biểu hiện bất thường. Theo dõi kỹ càng chính là “chiếc chìa khóa” đảm bảo cho con yêu luôn được khỏe mạnh.
2. Ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất
Một điều cũng quan trọng không kém nữa chính là điều chỉnh chế độ ăn. Khi mang thai, chế độ ăn uống của mẹ cũng cần đảm bảo đầy đủ những dưỡng chất khác nhau. Mẹ bầu nên ăn đa dạng các nhóm chất, đảm bảo đủ 4 nhóm chính đạm – béo – bột đường – vitamin trong từng bữa ăn.
Mẹ bầu không nên ăn kiêng, ăn lệch,… luôn nhớ không để cơ thể thiếu rau xanh, trái cây,… uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết như sắt, canxi, Omega-3, axit folic,… cũng là điều cực kỳ quan trọng. Nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ để được nhận chỉ định bổ sung dưỡng chất phù hợp, hỗ trợ cho sự phát triển thể chất cũng như sự phát triển trí não thai nhi qua từng giai đoạn mẹ nhé.
3. Vận động nhẹ nhàng
Các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể mẹ thêm dẻo dai, khỏe mạnh. Em bé trong bụng cũng nhận được nhiều lợi ích khi mẹ chăm luyện tập.
Mẹ cần chú ý cẩn thận trong những hoạt động khi mang thai. Tuy đây là điều cần thiết nhưng mẹ cũng không nên vận động quá sức, làm những việc nặng,… sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
4. Thường xuyên trò chuyện với con
Thai giáo đúng và đủ là một trong những cách giúp em bé của mẹ khỏe mạnh, thông minh hơn. Ngoài ra, sự gắn kết của hai mẹ con cũng sẽ được gia tăng từ sớm ngay trong khoảng thời gian em bé chưa chào đời.
Thai giáo thường xuyên giúp con khỏe mạnh, thông minh hơn
Mẹ có thể áp dụng những phương pháp thai giáo khoa học, đơn giản như thường xuyên trò chuyện với con, kể chuyện hoặc hát cho con nghe, thai giáo bằng âm nhạc, thai giáo ánh sáng,… cũng rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.
5. Chú ý theo dõi cử động thai
Từ khoảng tháng thứ 4, mẹ có thể cảm nhận được rõ hơn những cử động của con và càng về sau, các cử động này sẽ càng cụ thể, rõ rệt hơn nữa. Để đảm bảo con mình luôn khỏe mạnh, mẹ cần học cách đếm cử động thai mỗi ngày. Khi bé có thai máy nhiều hơn hoặc ít hơn một cách bất thường, chị em cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay để kịp thời được xử lý nếu có vấn đề bất thường xảy ra.
6. Tránh xa những môi trường độc hại
Môi trường, không gian sống của mẹ bầu cũng tác động rất nhiều và quyết định liệu con có khỏe mạnh, thông minh hay không. Mẹ cần giữ môi trường sống thoải mái, trong lành. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những loại hóa chất hay không gian ô nhiễm.
Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, mẹ bầu cần ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thiên nhiên, lành tính để tránh tối đa những tác động xấu có thể ảnh hưởng tới con.
7. Cố gắng thư giãn tinh thần mọi lúc, nghỉ ngơi hợp lý
Tinh thần mẹ thường xuyên căng thẳng, buồn bã cũng sẽ vô tình tạo ra những loại hormone tiêu cực. Hormone này có thể được truyền dẫn theo nhau thai, gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Do đó, để em bé được khỏe mạnh qua từng giai đoạn, mẹ cần ưu tiên những hoạt động thư giãn, luôn cố gắng thoải mái, tránh tức giận, buồn bã, căng thẳng thường xuyên.
Những sai lầm khi chăm sóc thai nhi mẹ cần tránh xa
Mang thai phải ăn gấp đôi
Khi mang thai, đúng là lượng thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phải ăn gấp đôi gấp ba, ăn càng nhiều càng tốt. Mẹ bầu cần chú ý đến chất lượng, khẩu phần dinh dưỡng của thực phẩm được đưa vào người hơn là ăn nhiều nhưng lại ăn những loại thức ăn không tốt, không có chất dinh dưỡng.
Mẹ ăn đúng và đủ là một trong những cách chăm sóc thai nhi hiệu quả
Ăn nhiều cũng dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Mẹ chỉ cần ăn theo nhu cầu, chú ý đến hàm lượng dưỡng chất, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin theo chỉ định của bác sĩ chứ không cần phải quá nhồi nhét thức ăn.
Không được vận động khi mang thai
Lầm tưởng nhiều người cũng mắc phải chính là khi mang thai thì tuyệt đối không được vận động. Thực tế là mẹ bầu vẫn cần vận động nhẹ nhàng với các bài tập trong khoảng thời gian phù hợp để mình và em bé được thêm dẻo dai, khỏe mạnh.
Mẹ bầu chỉ cần tránh vận động mạnh, các bài tập quá sức và tốt nhất nên tham khảo ý kiế bác sĩ trước khi quyết định tham gia một bộ môn nào đó khi mang thai.
Có thai không được ăn hải sản
Nhiều người lo ngại rằng, hải sản chứa nhiều chất không tốt, có thể ảnh hưởng tới em bé. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Hải sản là nguồn cung cấp chất sắt, canxi cực kỳ dồi dào. Mẹ bầu chỉ cần tránh những loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm,… không ăn hải sản tái, sống và và chú ý hàm lượng bổ sung hải sản. Ăn quá nhiều bất cứ loại thực phẩm nào đều không tốt và có thể gây ra tác dụng ngược chứ không riêng gì hải sản.
Uống rượu bia một chút sẽ không sao
Bia rượu chứa những chất không tốt cho sức khỏe thai nhi, thậm chí còn có thể là nguyên nhân gây dị tật. Một số mẹ bầu nhầm tưởng rằng uống một chút sẽ không sao, nhưng bia rượu có khả năng đi qua nhau thai, tác động trực tiếp đến em bé.
Điều đáng nói ở đây là dị tật có thể xuất hiện khi mẹ bầu uống rượu bia, nhưng không biết chính xác là dùng bao nhiêu rượu bia sẽ dẫn tới tình trạng này. Thế nên việc “châm chước” chỉ uống một chút sẽ không sao hoàn toàn là một sai lầm nhiều mẹ bầu nhắc phải, tốt nhất chị em bầu bì vẫn nên tránh xa rượu bia hoàn toàn.
Những gì xảy ra bên ngoài đều không ảnh hưởng tới thai nhi
Thai nhi có thể cảm nhận được nhiều thứ bên ngoài hơn mẹ tưởng. Từ ánh sáng, âm thanh,… đến các phản ứng với thế giới khác. Vì thế, mọi hoạt động, thói quen sinh hoạt của mẹ khi mang thai đều có thể ảnh hưởng đến con.
Mẹ bầu cần chú ý lối sống, các thói quen sinh hoạt hằng ngày
Muốn chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất, mẹ cần đảm bảo có một lối sống lành mạnh, khoa học. Thai nhi có thể chịu ảnh hưởng rất nhiều thứ từ bên ngoài do đó mẹ đừng nên xem thường điều này nhé.
9 tháng 10 ngày mang thai là một hành trình không dài nhưng cũng không ngắn đối với mỗi người mẹ. Em bé chỉ có khoảng thời gian vàng này để hình thành, phát triển và sẵn sàng mọi thứ cho việc chào đời. Chính vì thế, làm thế nào để con khỏe mạnh vẫn là điều hầu như mẹ bầu nào cũng quan tâm, hãy chăm sóc thai nhi đúng cách để con có một khởi đầu toàn diện mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.parents.com/pregnancy/my-body/pregnancy-health/healthy-pregnancy-tips/
Xem thêm bài viết liên quan:
30 lời khuyên chăm sóc thai nhi từ trong bụng mẹ ,các mẹ nhé
Mang thai 30 tuần, những thay đổi ở mẹ và thai nhi
Thai nhi nhẹ ký, có 3 loại thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh, chào đời đạt chuẩn cân nặng 3,2kg