Rối loạn tiền đình là bệnh chủ yếu xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên nhưng cũng có thể gặp ở học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi. Ngày nay, với lối sống ít vận động nên tỷ lệ người trẻ bị bệnh này ngày càng tăng lên.
Rối loạn tiền đình thường có triệu chứng đau đầu, căng thẳng do thiếu máu não, có nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao. Biểu hiện rõ nhất của rối bệnh này là các cơn chóng mặt, mất thăng bằng trong tư thế, có cảm giác lảo đảo muốn ngã, nhức đầu, chân tay run rẩy…
Bệnh này mặc dù không gây nguy hiểm đến sự sống nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, nếu bị rối loạn tiền đình thì có thể ảnh hưởng tới việc đi đường, ngã bất kỳ khi tham gia giao thông. Vì thế, nếu có bệnh thì tốt nhất nên đi khám và điều trị sớm.
Mình đọc báo có thấy chỉ rõ những việc mà người bị rối loạn tiền đình nên làm để điều trị bệnh, giúp bệnh không tái phát. Cụ thể, mình sẽ chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nha.
Kê gối cao vừa phải khi ngủ sẽ giúp hạn chế rối loạn tiền đình tái phát. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
Những việc người rối loạn tiền đình nên làm để giảm bớt triệu chứng
+ Tập thể dục mỗi ngày với các bài tập như đi bộ, đi xe đạp, yoga và tập dưỡng sinh. Những bài tập này có tác dụng cải thiện sự lưu thông khí huyết. Từ đó mà có thể cải thiện chứng chóng mặt, hoa mắt do rối loạn tiền đình gây ra.
+ Áp dụng các bài tập cho mắt, đầu và toàn thân. Những bài tập này giúp bạn được thư giãn cơ thể, cải thiện tình trạng tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền. Từ đó, tăng cường máu đến các vùng não bộ nên có khả năng làm giảm các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.
+ Không thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên ngồi xuống. Bởi, rối loạn tiền đình gây ra tình trạng giữ thăng bằng kém. Nếu bạn đột ngột thay đổi tư thế sẽ khiến bạn bị chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
+ Kê gối cao vừa phải khi ngủ để tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, tránh bị tắc nghẽn tĩnh mạch dẫn tới tình trạng thiếu oxy. Điều đó sẽ làm bạn bị khó thở, xây xẩm mặt mày.
+ Có chế độ sinh hoạt điều độ như ngủ đủ giấc, ăn không bỏ bữa, không thức khuya để tránh cơ thể bị kiệt sức sẽ dẫn tới tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.
+ Tránh ngồi quá lâu 1 chỗ, cứ 1 – 2 tiếng bạn nên đứng dậy đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn. Bởi, việc nhìn lâu một chỗ cũng có khả năng gây stress cho hệ thần kinh. Trong khi đó, stress lại là nguyên nhân gây nên bệnh này.
Cà chua rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Ảnh minh họa, nguồn: Baidu
Ngoài những việc trên, các chuyên gia khuyến cáo người bị rối loạn tiền đình còn cần duy trì bữa ăn hợp lý với các thực phẩm có lợi. Cụ thể:
+ Nấm tươi:
Nấm là thực phẩm có hàm lượng vitamin B dồi dào. Việc thường xuyên ăn nấm có khả năng làm giảm căng thẳng, lo lắng, bất an. Đây là thực phẩm rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Trong nấm có chứa chất chilone với tác dụng điều hòa giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Vitamin C và chất xơ trong nấm có thể làm giảm huyết áp, hạ cholesterol trong máu, phòng bệnh tim mạch hiệu quả.
+ Cà chua:
Cà chua rất giàu vitamin A, C với khả năng cải thiện thị lực, phòng bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng ở người bị rối loạn tiền đình. Mặt khác, cà chua còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giảm đường huyết và trị tăng huyết áp hiệu quả.
+ Cải bó xôi:
Đây là nguồn cung magie dồi dào với khả năng tăng cường sự phát triển của hệ thần kinh và cơ bắp. Nhờ vậy mà giúp làm giảm triệu chứng chóng mặt, nhức đầu hiệu quả. Sắt, viamin A và C trong cải bó xôi còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Còn vitamin K, E, canxi và arotenoid trong cải bó xôi lại đảm nhận nhiệm vụ chống oxy hóa, giúp khống chế tế bào ác tính trong cơ thể.
+ Khoai tây:
Khoai tây có chứa vitamin A, C rất quan trọng với người bị rối loạn tiền đình. Nó có khả năng làm giảm stress, giãn mạch máu và giúp não bộ làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, chất kukoamine có trong khoai tây còn có tác dụng làm giảm bệnh về huyết áp gây nên triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng.
+ Trái cây có múi:
Trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi với hàm lượng vitamin C dồi dào với khả năng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch. Việc này giúp cải thiện khả năng lưu thông máu và đẩy lùi triệu chứng đau đầu, chóng mặt… do rối loạn tiền đình gây ra.
Như báo chí đã nhắc nhở, để điều trị bệnh này cần sự phối hợp của cả chế độ ăn uống lẫn lối sống. Vì vậy, những người mắc bệnh này cần hết sức để tâm tới bữa cơm hàng ngày cũng như sinh hoạt của bản thân. Với những người chưa bị thì nên thay đổi lối sống lành mạnh, nên chăm vận động, lười ít thôi để có thể phòng bệnh nha.
Nguồn: Tổng hợp