Dù biết rằng sinh thường tốt cho mẹ và bé, tuy nhiên, trong một số trường hợp, mổ lấy thai là chỉ định bắt buộc

Ngay từ khi mang thai là em đã xác định sau này sẽ sinh thường, nhưng mà đúng là “người tính không bằng trời tính” các mẹ ạ. Lúc chuẩn bị đến ngày dự sinh, bác sỹ chuẩn đoán khung xương chậu của em bị hẹp nên phải sinh mổ. Em cũng hoang mang lắm vì trước giờ chỉ cần nghĩ tới cảnh gây tê tủy sống là em sợ lắm luôn. Nhưng mà khi vượt qua rồi em thấy thực ra sinh mổ hay sinh thường đều có những ưu điểm riêng. Nếu mẹ nào đang mang thai mà rơi vào 5 trường hợp dưới đây thì khả năng sinh mổ rất cao nè. 

Đã từng sinh mổ

90% phụ nữ đã từng sinh mổ lần trước đó sẽ tiếp tục sinh mổ lần sau. Nguy cơ lớn nhất nếu mẹ chọn sinh thường là vỡ tử cung, xảy ra ở 0,2-1,5% phụ nữ mang thai. Lúc này mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đảm bảo sức khỏe mẹ bầu hiện tại để lựa chọn cách sinh phù hợp với mình.

hình ảnh

Nhau bong non

Nhau bong non là tình trạng nhau bám ở vị trí bình thường nhưng bong một phần hay toàn bộ sớm trước khi thai sổ ra ngoài do bệnh lý hoặc chấn thươn. Nhau bong non là cấp cứu sản khoa hiếm gặp, tần suất khoảng 1% các trường hợp sinh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho thai kỳ. Vì khi nhau bong ra một phần, hay hoàn toàn, chúng ngăn chặn quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Trong trường hợp nếu máu chảy không ngừng, nhau bong tách nhiều, em bé trong bụng có thể gặp nguy hiểm, trừ khi kịp thời mổ lấy thai.

Vị trí thai không thuận

Thông thường vị trí của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu em bé nằm ngang hoặc vị trí ngôi mông, bắt buộc phải mổ. Rủi ro sinh thường trong trường hợp này có thể dẫn đến suy thai hoặc em bé không nhận đủ oxy. Đây cũng là trường hợp ngôi thai bất thường, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Không có cơ chế sinh nở tự nhiên mà bắt buộc phải mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

hình ảnh

Thiếu oxy ở thai nhi

Việc em bé thiếu oxy trong tử cung có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như dây rốn quấn cổ và thiếu nước ối. Khi điều này xảy ra, nhịp tim thai của bé sẽ lúc nhanh lúc chậm, chuyển động của thai nhi cũng trở nên chậm chạp. Trong tình huống này bác sỹ sẽ chủ động mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn hình: sohu

Thai nhi quá lớn

Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, mẹ thường được chỉ định sinh mổ.

Ngoài ra, một số mẹ bầu có khung xương chậu quá nhỏ như trường hợp của em đã đưa ra ở đầu bài viết sẽ không đủ không gian để thai nhi chui qua đó nên không thể sinh thường.