Thông qua những phản xạ của trẻ, mẹ có thể biết rằng liệu con có đang bình thường khỏe mạnh hay không.

Trong bụng mẹ và ở ngoài là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, một khi đã ở trong bụng mẹ đủ 9 tháng 10 ngày, bé cưng sẽ bắt buộc phải có những thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới. Thật tuyệt vời là trẻ sơ sinh đã được “trang bị” sẵn những phản xạ tự nhiên để phát triển và lớn lên theo thời gian. Một điều đáng lưu ý nữa là mẹ có thể dựa vào những phản xạ này để phán đoán xem con liệu có bình thường, khỏe mạnh hay không nữa. Dưới đây là những phản xạ tự nhiên bình thường ở trẻ sơ sinh. Mẹ không cần lo lắng khi con xuất hiện các phản xạ tương tự như thế.

Những phản xạ tự nhiên vô cùng bình thường của trẻ sơ sinh

Giật mình

Rất nhiều em bé sơ sinh thường xuyên bị giật mình dẫn đến hiện tượng khó ngủ, quấy khóc,… điều này làm nhiều mẹ cảm thấy khá lo lắng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, đây được xem là một trong những phản xạ đầu đời rất bình thường. Thậm chí, dựa vào phản xạ này, bác sĩ có thể phán đoán sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ của trẻ có đang gặp phải vấn đề.

phản xạ của trẻ sơ sinh 1

Giật mình là một trong những phản xạ đầu đời của trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình, và phản xạ này xuất hiện nhiều từ khoảng 5 – 6 tháng đầu đời. Những tiếng động bất ngờ, dù nhỏ nhất cũng đủ khiến trẻ bị giật mình hoảng sợ, đây là nỗi sợ quen thuộc của hầu hết mọi trẻ sơ sinh. Do đó, các mẹ nên theo dõi kỹ càng, đặc biệt là khi con ngủ để dỗ dành con kịp thời nếu con bị giật mình dẫn đến quấy khóc, co chân nhé.

Tìm ti mẹ

Một trong những phản xạ tự nhiên vô cùng quan trọng, buộc phải có đó chính là phản xạ tìm ti mẹ. Phản xạ này được thể hiện qua việc trẻ biết tự mở miệng, ngậm và ti sữa ngon lành khi cảm nhận được đầu ngực của mẹ. Đôi lúc mẹ chỉ cần để một ngón tay cạnh miệng con, trẻ cũng sẽ có xu hướng ngậm lấy như đang ngậm ti, điều này vô cùng bình thường.

Cầm nắm

Phản xạ cầm nắm, cảm nhận cực kỳ cần thiết trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Thông qua phản xạ này, trẻ sẽ cảm nhận được dễ dàng về vạn vật qua giác quan của chính mình. Trái với suy nghĩ của nhiều người là trẻ chỉ có thể cầm nắm khi đã cứng cáp thì sự thật là ngay từ lúc mới sinh ra, trẻ sơ sinh đã có được phản xạ cầm nắm rất tự nhiên.

phản xạ của trẻ sơ sinh 2

Trẻ sơ sinh có phản xạ cầm nắm tự nhiên

Đương nhiên là ở giai đoạn mới sinh, con chưa thể cầm được những món đồ vật nặng. Phản xạ cầm nắm của con ở thời điểm này chỉ đơn giản là nắm lấy ngón tay của mẹ hoặc những thứ khác ở gần đó. Trẻ sơ sinh có phản xạ cầm nắm chứng tỏ con có sức khỏe tốt và mẹ có thể yên tâm.

Phản xạ mắt

Khi mẹ đưa trẻ đến những khu vực có ánh sáng mạnh như ngay cửa sổ, nhưng nơi ánh sáng chiếu vào,… mẹ có thể nhận thấy con ngay lập tức bị nheo mắt khó chịu, thậm chí có thể nhắm ngay mắt lại.

Ở trong bụng mẹ, em bé quen dần với môi trường tối nên khi mới ra ngoài, có thể con vẫn chưa quen với môi trường đầy ánh sáng. Việc bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào mặt dễ khiến trẻ bị khó chịu mắt từ đó dẫn tới tình trạng nhắm hoặc nhíu mắt khi ánh sáng chiếu vào.

Phản xạ mút

Có thể mẹ chưa biết, nhưng từ tuần thứ 12 của thai kỳ, em bé đã có được phản xạ mút. Em bé ở trong bụng mẹ tập luyện kỹ năng này bằng các hoạt động như nuốt nước ối, mút ngón tay,… Bé cưng sẽ áp dụng kỹ năng này ngay từ khi mới sinh ra, được mẹ cho da kề da và bú sữa. Đây là phản xạ tự nhiên nên mẹ có thể yên tâm là nếu phát triển bình thường, bé sẽ tự biết tìm ti và mút sữa.

Quan sát phản xạ của trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Kiểm tra những bất thường về phản xạ

Những phản xạ ở trên đều là những phản xạ thông thường và tự nhiên của một đứa trẻ. Điều này có nghĩa là nếu trẻ khỏe mạnh, bình thường thì ngay từ khi sinh ra đời, con đã có được những phản xạ này ngay mà không cần một khoảng thời gian dài để tập luyện. Đó chính là lý do các bác sĩ thường dựa vào những phản xạ này để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh.

phản xạ của trẻ sơ sinh 3

Mẹ nên chú ý kiểm tra những phản xạ tự nhiên của con

Mẹ cũng cần lưu ý quan sát kỹ càng những phản xạ này ở con mình từ khi mới sinh. Mẹ đương nhiên sẽ không có nhiều kiến thức chuyên môn sâu rộng giống như các bác sĩ, chuyên gia, thế nên chỉ cần quan sát kỹ càng để phát hiện kịp thời nếu gặp các bất thường và đưa ra hướng xử lý nhanh chóng nhất cho trẻ.

Nhanh chóng đưa con đi khám nếu phát hiện bất thường

Một số người thường không xem trọng những phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Họ cho rằng bất cứ hoạt động, kỹ năng nào của trẻ đều cần phải học hỏi và luyện tập. Đúng là có những kỹ năng trẻ sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tập từ từ như kỹ năng nhai, lật lẫy, bò, ngồi, tập đứng, tập đi, tập nói,… nhưng có những thứ thuộc về phản xạ tự nhiên thì con sẽ có được ngay từ khi mới sinh ra.

phản xạ của trẻ sơ sinh 4

Mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám nếu có những phát hiện bất thường

Vì thế, mẹ không nên coi thường nếu con bị khuyết đi bất cứ phản xạ tự nhiên nào. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến viện thăm khám ngay nếu phát hiện bất thường, điều này liên quan trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của con.

Đừng ép buộc con

Nhiều mẹ muốn con lúc nào cũng phải vượt trội, nên tập luyện cho con rất nhiều thứ, trong đó có cả những phản xạ tự nhiên đã nêu trên. Chị em cần nhớ rằng, phản xạ tự nhiên chính là bản năng có sẵn của đứa trẻ. Việc kích thích hay cố tình luyện tập thêm cho trẻ là điều hoàn không cần thiết, ngực lại còn có thể khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi hoặc ảnh hưởng tới quá trình phát triển về sau, nghiêm trọng hơn là vô tình gây ra những tổn thương thể chất đối với trẻ.

Quan sát những phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết, giúp mẹ nắm được phần nào tình hình phát triển của con, đặc biệt là trong giai đoạn bé non nớt và chưa thể nói. Khi trẻ có những phản xạ bình thường, mẹ có thể tạm yên tâm rằng con mình đang bình thường, khỏe mạnh.

Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/infant-reflexes

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=newborn-reflexes-90-P02630

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Newborn-Reflexes.aspx

Xem thêm bài viết liên quan:

6 phản xạ đặc biệt có ở trẻ mới sinh, sau 3 tháng không mất thì nên đi viện ngay

Những phản xạ kỳ diệu của trẻ sơ sinh

Bản năng sinh tồn của trẻ sơ sinh qua các phản xạ