Lần sinh mổ thứ nhất và thứ hai có gì khác biệt không? Có lẽ ai cũng cho rằng mẹ có nhiều kinh nghiệm nên sẽ đỡ đau hơn
Có một câu nói rằng các bà mẹ sinh mổ lần thứ hai thật sự là những anh hùng, bởi vì có những di chứng sẽ rõ ràng hơn lần thứ nhất, và sinh con lần hai cũng đau hơn lần đầu. Tuy nhiên, việc sinh thường hay sinh mổ là do bác sĩ quyết định, mẹ sẽ không thể can thiệp được. Nên đừng ai bảo rằng sinh mổ các mẹ sẽ nhàn nhã hơn nhé. Có lẽ nhiều mẹ không thể quên cảm giác sau khi sinh con bằng phương pháp đẻ mổ lần hai. Có những lý do rõ ràng vì sao lần sau sẽ đau hơn lần đầu rất nhiều:
1. Khả năng chịu thuốc mê
Khi mẹ chọn sinh mổ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giảm bớt cảm giác đau đớn cho cơ thể. Một số mẹ do cơ thể đã “lờn: với thuốc gây mê sau lần sinh mổ đầu tiên nên khi sinh mổ lần 2, sử dụng thuốc gây mê lúc này cơ thể phản ứng với thuốc gây tê sẽ yếu đi. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc tê và cơn đau sẽ dữ dội hơn so với lần sinh mổ đầu tiên.
Ảnh minh họa (Nguồn Xinhua)
2. Độ nhạy cảm của t.ử cung
Quá trình sinh mổ đòi hỏi phải rạch 7 lớp tử cung rồi mới lấy em bé ra, quá trình này sẽ tác động nhất định đến tử cung. Do đó, sau lần sinh mổ đầu tiên, tử cung của nhiều mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Cảm giác đau của mẹ sẽ trầm trọng hơn trong lần sinh mổ thứ hai.
3. Áp lực từ lần sinh đầu
Nhiều bà mẹ luôn lo sợ về việc bị đau khi sinh sau lần sinh mổ đầu tiên , do đó tâm lý sợ hãi của họ cũng sẽ sâu sắc hơn trong lần sinh mổ thứ hai. Và những cảm xúc tiêu cực này nhưng sẽ khiến người mẹ chỉ tập trung vào con đau khi sinh mổ lần hai. Một số phụ nữ có trạng thái tinh thần không tốt lắm khi phải đối mặt với ca sinh mổ, họ tin rằng sinh mổ chắc chắn sẽ mang lại nhiều đau đớn hơn. Hơn nữa, đối với trường hợp đã từng sinh mổ, áp lực tâm lý sẽ lớn hơn Với tâm lý tiêu cực, nếu sinh mổ lần nữa, dù nỗi đau thể xác không quá rõ ràng thì khía cạnh tâm lý cũng có thể làm tăng cơn đau khi sinh mổ.
4. Sức chịu đựng kém hơn lần đầu
Khi sinh con thứ hai, người mẹ không còn trẻ và có sức khỏe như lần sinh con đầu tiên. Nếu người mẹ lớn tuổi thì cảm giác đau đớn khi sinh mổ đứa con thứ hai cũng sẽ nhiều hơn, rõ ràng hơn. Điều này là do phụ nữ khi lớn tuổi, mọi bộ phận trên cơ thể sẽ bị thoái hóa, vết mổ sau sinh hồi phục chậm hơn, lực co bóp t.ử cung cũng giảm đi khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.
5. Tâm lý của người chồng
Ở lần đầu, vì mọi thứ còn mới mẻ nên bên cạnh người mẹ luôn có chồng sẵn sàng chia sẻ, an ủi sau sinh. Do đó những cơn đau lần đầu sinh cũng dịu đi nhiều khi mẹ có tâm lý thoải mái, tích cực. Ở lần mang thai thứ hai, sự quan tâm của các ông bố giảm dần vì tâm lý mới mẻ không còn. Các ông bố cứ nghĩ rằng lần thứ hai thì cũng như lần đầu, do đó lơ là việc quan tâm chăm sóc, dù không cố ý. Điều này cũng sẽ khiến những cơn đau sau sinh mổ lần hai của mẹ kéo dài hơn.
Mẹ tập đi sau sinh (Ảnh minh họa, Nguồn Bilib)
Do đó, ngoài việc người chồng và gia đình luôn quan tâm, hỏi han sản phụ thì các mẹ cũng lưu ý rằng, để hồi phục nhanh sau sinh, các bà mẹ phải ra khỏi giường càng sớm càng tốt , để tránh bị dính ruột và đầy hơi, đồng thời cũng có lợi cho quá trình hồi phục các cơn co tử cung và thúc đẩy quá trình thải sản dịch ra khỏi cơ thể . Ngoài ra sau khi sinh mổ, mẹ không thể ăn uống bình thường ngay được vì lúc này chức năng tiêu hóa vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Do đó phải ăn từ lỏng sang đặc, với chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Không thể phủ nhận những cơn đau do vết thương sau sinh mổ gây ra là có thật, đặc biệt là sinh mổ lần thứ hai thì cơn đau kéo dài hơn và thời gian hồi phục cũng chậm hơn. Vì vậy đừng ai bảo mẹ cứ ham sinh mổ là thích hưởng thụ nhé, đẻ thường hay đẻ mổ là bác sĩ chỉ định chứ có phải muốn là được.