Trẻ sơ sinh còn nhỏ và không thể nói trôi chảy, nhưng khi em bé khóc và thể hiện cảm xúc, chúng trực quan hơn người lớn chúng ta rất nhiều

Bé cười khúc khích, hoặc đôi khi em bé khóc ngặt chỉ vì giật mình hay gặp người lạ. khi nghe thấy mọi thứ mà chúng thích, đôi khi chỉ là tiếng giấy rách hoặc âm thanh nước sơi. Bé la khóc khi chúng không thích một điều gì đó hoặc sợ hãi. Nhưng biểu hiện cảm xúc của em bé đôi khi rất khó hiểu, chẳng hạn như bé khóc khi gặp người nặng vía, liệu có mẹ nào đã gặp trường hợp này?

Em bé khóc có sao không?

Bé gặp người lạ khóc có phải là nặng vía?

em bé khóc có sao không

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khóc

Khi bé gặp một người nào đó thì đột nhiên òa khóc, bố mẹ có dỗ dành thế nào cũng vô ích. Những lần sau cũng tương tự, cứ gặp đúng người đó là trẻ lại òa lên khóc. Đương nhiên phụ huynh và người bên kia rất xấu hổ. Chưa kể nếu là người thân trong gia đình thì lại càng ngại ngùng hơn.

Nhưng liệu có đúng là do dân gian bảo họ nặng vía hay không? Trên thực tế, sự thật không phải là mê tín hay trẻ gặp người nặng vía.

Nếu em bé khóc khi gặp người là thì phải làm gì?

Đương nhiên người Việt thì vốn xởi lởi, gặp cảnh này sẽ vô cùng khó xử. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi trẻ gặp một người nào đó là khóc òa lên? Dưới đây là những lời khuyên:

- Đừng ép trẻ tiếp xúc với những người mà chúng không thích: Nếu bé đã có biểu hiện chống đối rõ ràng thì không nên ép trẻ tiếp xúc với người không thích, nên bế bé về và nhẹ nhàng xoa dịu cảm xúc của trẻ. Vì trẻ buộc phải tiếp xúc với người lạ hoặc những người mà trẻ không thích nên trẻ sẽ càng sợ hãi. Cha mẹ dù muốn thay đổi thói quen của con cũng không nên dùng biện pháp mạnh mà nên áp dụng cách nhẹ nhàng để trẻ tiến bộ dần.

- Để người nhà chăm sóc bé: Mẹ không nên lúc nào cũng chăm sóc bé một mình, bố hoặc ông bà có thể thay nhau chăm sóc, để bé làm quen với sự thay đổi này. Điều này cũng nhằm nâng cao khả năng thích nghi của bé, giảm sự phụ thuộc của bé vào một thành viên cố định trong gia đình.

- Cho con cảm giác an toàn: Cha mẹ có thể dùng những hành động thiết thực để dỗ dành bé, khi bé khóc vì gặp người lạ. Đừng ép trẻ chấp nhận, nếu có điều gì đó khiến trẻ sợ, chẳng hạn như đội mũ, bạn có thể gợi ý cho người kia xem họ có thể cởi mũ ra được không.

Những lý do khiến em bé khóc

1. Ảnh hưởng của một cảm xúc tiêu cực nhất định trong quá khứ

em bé khóc to khi gặp người lạ

Em bé khóc khi gặp người lạ cũng là điều bình thường

Có một người mẹ than phiền rằng mỗi lần bà ngoại đến thăm là em bé của cô đột ngột khóc òa. Bà càng muốn gần gũi cháu thì cháu lại càng cự tuyệt, điều này khiến bà ngoại và cả mẹ của bé rất buồn. Thật ra, khi bé được 4 tháng, sự phát triển thị giác của bé vẫn chưa hoàn thiện, bé chưa nhìn thấy một người hoặc một vật rõ ràng. Và việc ghi nhớ các đường nét và âm thanh sẽ dễ dàng hơn.

Khi người bà tỏ ra hung dữ để trêu cháu, hay lớn tiếng thì giọng nói và đường nét mơ hồ đã để lại ký ức xấu cho đứa trẻ, tạo ra bầu không khí sợ hãi cho đứa trẻ. Vì vậy, khi gặp lại bà ngoại, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, khóc lóc, nóng lòng muốn tìm một vòng tay an toàn.

Khi thị giác của trẻ dần hoàn thiện, trẻ sẽ từ từ chấp nhận bà ngoại khi nhìn thấy bà hay cười. Nếu muốn trẻ chấp nhận sớm, hãy khuyến khích bà thay đổi giọng điệu để dỗ dành.

Do đó, trẻ khóc khi nhìn thấy ai đó, có thể người này đã mang đến trải nghiệm cảm xúc tồi tệ cho trẻ. Có một số điều tương tự, chẳng hạn như: Đứa trẻ đã đi tiêm ở bệnh viện thì khi nhìn thấy người mặc áo trắng sẽ sợ hãi bật khóc thu mình vào vòng tay của cha mẹ. Nếu y tá tiêm cho trẻ lúc đó đeo kính, trẻ sẽ sợ hãi khi nhìn thấy người đeo kính trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Thời kỳ nhận biết của trẻ

Một số em bé sẽ gặp phải “thời kỳ nhận biết” khi phát triển, đặc biệt là khi trẻ được 5 đến 6 tháng tuổi, biểu hiện đặc biệt rõ ràng. Ở giai đoạn này, bé sẽ lo lắng, hồi hộp, bất an khi nhìn thấy một người lạ không quen, và sẽ quấy khóc vì tìm kiếm sự quan tâm, che chở của cha mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thay đổi dần khi trẻ lớn hơn nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Hoàn toàn không phải là trẻ khóc khi gặp người nặng vía như các cụ thường bảo đâu.

3. Người đó không nằm trong thẩm mỹ của bé

Mỗi người đều có khuôn mặt yêu thích của riêng mình, và trẻ sơ sinh cũng vậy, với những sở thích rõ ràng. Khi em bé nhìn thấy những người không quen thuộc, chúng sẽ đánh giá liệu họ có nằm trong thẩm mỹ an toàn của chính mình hay không. Nếu không nằm trong thẩm mỹ an toàn của bé thì bé sẽ từ chối người này, dẫn đến bé sẽ khóc mỗi khi nhìn thấy.

Ví dụ: một số trẻ đặc biệt sợ những người đàn ông cao lớn, ngay cả khi người đó tươi cười thích thú cho trẻ chơi thì trẻ sẽ chống đối và khóc to. Nhưng khi gặp một cô gái trẻ đẹp, bé sẽ không có phản ứng như vậy. Nếu một người nào đó không nằm trong phạm vi thẩm mỹ an toàn của trẻ, trẻ sẽ quan sát trước, và sẽ không sẵn sàng lại gần cho đến khi chắc chắn rằng không có nguy hiểm.

4. Người đó khiến bé không thoải mái

em bé khóc lớn cần được dỗ dành

Hãy dỗ dành thay vì ép con phải làm quen với người lạ

Trẻ em rất nhạy cảm, nếu gặp những điều không thích hoặc môi trường không thoải mái, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Nếu trẻ nhìn thấy ai đó và bật khóc khóc, đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc của người đó hoặc vật gì đó trên cơ thể họ khiến trẻ khó chịu. Chẳng hạn như một bà mẹ đã chỉ ra rằng con mình luôn không thích những vật dụng có tấm hình mặt cười màu vàng.

5. Người đó có những thói quen xấu

Một số người thường không chú ý đến việc vệ sinh cá nhân, thói quen sinh hoạt không tốt, hút thuốc uống rượu không thay quần áo, trên người có những mùi khó chịu, khiến trẻ con không thích và không muốn đến gần.  Hơn nữa, hầu hết trẻ em đều lớn lên dưới sự bảo bọc của cha mẹ, đặc biệt là trẻ luôn được giữ sạch sẽ và ngăn nắp. Những đứa trẻ có khứu giác nhạy bén sẽ đặc biệt đề kháng với những mùi này.

Vì không thể nói và không thể bày tỏ sự không hài lòng của mình, bé thể hiện sự không thích của mình bằng cách vặn người và em bé khóc to, mong tránh xa người kia. Vì vậy, người lớn thích trẻ con vẫn phải giữ thói quen sống sạch sẽ thì mới được lòng trẻ con.

Ngoài những lý do trên, có thể là vấn đề về sức khỏe, hoặc bé khóc chịu, mẹ cũng không nên loại trừ trong qua trình chăm sóc em bé nhé.

Xem bài gốc tại:

https://www.mamanatural.com/baby-cries/

Xem thêm bài viết liên quan:

Tổng hợp những cách chăm sóc trẻ sơ sinh sai lầm nhiều mẹ mắc

Bé khóc dạ đề do không chịu kiêng cữ, quan niệm sai lầm và sự thật

Lợi ích massage cho bé và mẹo an toàn mẹ cần biết