Triệu chứng bệnh tiểu đường rất đa dạng, ai cũng nên biết để sớm nhận ra nhằm có cách xử lý thích hợp.
Tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là căn bệnh mà lượng đường trong máu dư thừa nên luôn ở mức cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Từ đó dẫn tới sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi bị bệnh, mỗi người sẽ gặp những triệu chứng bệnh tiểu đường khác nhau.
Tiểu đường là bệnh mãn tính nguy hiểm. Ảnh minh họa
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính không khiến người bệnh tử vong ngay. Song nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương mắt, thận, tim mạch... Vì thế, mọi người cần hiểu rõ những dấu hiệu của nó để sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Điều này rất quan trọng trong việc hạn chế biến chứng và tránh bệnh tiến triển nặng.
Triệu chứng bệnh tiểu đường thường là gì?
Tiểu đường được chia thành 3 loại là tiểu đường type 1, 2 và tiểu đường thai kỳ. Những bệnh này có những dấu hiệu cảnh báo sớm giống nhau như triệu chứng mệt mỏi., đói, ngứa ngáy...
1. Đói và mệt mỏi
Bình thường, thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose. Đây là nguyên liệu không thể thiếu để các tế bào sử dụng và tạo ra năng lượng. Song, tế bào cũng cần isulin để hấp thụ glucose.
Vì vậy, nếu cơ thể không sản xuất đủ hoặc tế bào kháng lại insulin thì glucose không thể đi vào bên trong và tạo ra năng lượng. Do vậy, cơ thể sẽ bị mất năng lượng dẫn tới cảm giác đói và xuất hiện cảm giác mệt mỏi.
2. Đi tiểu nhiều và thường xuyên khát nước
Với người khỏe mạnh bình thường, họ thường đi tiểu từ 4 đến 7 lần mỗi ngày. Còn với những người bị tiểu đường thì số lần đi sẽ nhiều hơn hẳn.
Nguyên nhân là do cơ thể tái hấp thụ glucose khi đi qua thận. Nhưng khi lượng đường trong máu tăng cao thì thận có thể không làm tốt được quá trình này. Vì vậy, cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Bị bệnh tiểu đường rất hay đi tiểu. Ảnh minh họa
Một hệ quả khác nữa là khi bạn đi tiểu nhiều thì cơ thể lại sẽ bị thiếu hụt chất lỏng. Vì vậy, bạn cũng hay thấy khát nước liên tục. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ luẩn quẩn xoay quanh vấn đề uống nước nhiều và đi tiểu nhiều. Đây được xem là triệu chứng điển hình của bệnh.
3. Khô miệng và ngứa da
Ở những người bị bệnh, cơ thể đang tập trung sử dụng chất lỏng để tạo ra nước tiểu nên độ ẩm không đủ phân ra tới các bộ phận khác. Lúc này, da của bạn không được cung cấp nước đầy đủ khiến nó bị thiếu hụt. Từ đó dẫn tới tình trạng khô da, da dễ bị kích ứng và ngứa ngáy khắp người.
4. Nhìn mờ
Tình trạng thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể là nguyên nhân khiến thủy tinh thể của bạn bị sưng lên. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tầm nhìn của bạn. Do đó, người bệnh sẽ thấy hình dạng của vật trở nên méo mó, giảm độ nét, cứ mờ mờ ảo ảo.
Có thể bạn quan tâm: Người Việt được trời ban cho trái mướp, ăn vào bảo vệ tim mạch, ngừa đái tháo đường
Có triệu chứng bệnh tiểu đường, khi nào cần gặp bác sĩ ngay?
Nhiều nghiên cứu cho thấy: Những yếu tố nguy cơ như độ tuổi, tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh... cần được theo dõi chặt chẽ. Bởi, đây là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn. Đồng thời, những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên đi khám tiểu đường định kỳ.
Việc đi khám sớm chính là tiền đề nhằm nhận ra những yếu tố nguy cơ. Từ đó có thể tránh biến chứng hay những tổn thương thần kinh, rối loạn tim mạch cùng nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
Bạn cần đi khám sớm để có gì còn điều trị. Ảnh minh họa
Bất cứ ai khi có triệu chứng cảnh báo sớm cũng nên đi khám. Đặc biệt, khi có những dấu hiệu sau thì cần đến viện ngay để được bác sĩ chỉ định điều trị, tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Cụ thể:
- Các vết loét hoặc vết cắt trên da lâu lành hơn bình thường.
- Bị ngứa da ở quanh vùng âm đạo hoặc bẹn.
- Hay bị nhiễm trùng nấm men.
- Màu sắc và tính chất của da thay đổi như sậm màu hơn, mịn ở cổ, nách và bẹn.
- Hay bị tê, ngứa ở bàn tay và bàn chân.
- Tăng cân đột ngột
- Bị suy giảm thị lực.
- Nam giới bị bất lực hoặc rối loạn cương dương
- Hạ đường huyết với biểu hiện yếu, mệt mỏi, hồi hộp, lo lắng, ớn lạnh, cáu kỉnh, bối rối, chóng mặt, đói bụng, thấy đau hoặc tê môi....
- Tăng đường huyết.
- Xuất hiện hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton.
- Những dấu hiệu khác như tim đập nhanh, da nhợt nhạt, nhìn mờ, đau đầu, hay gặp ác mộng khi ngủ, co giật, sốt cao, ảo giác....
Khi có những biểu hiện này, bạn cần đi viện ngay kẻo gặp biến chứng. Biến chứng của bệnh này rất nguy hiểm như:
- Gây nấm và ngứa da dẫn tới bệnh gai đen, da vàng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, mụn nhọt...
- Dễ bị biến chứng ở mắt và bệnh thần kinh ngoại biên.
- Gặp các vấn đề ở ban chân như ngứa ran, đau rát như có kim châm, yếu chân, mất cảm giác.
- Suy giảm chức năng thận, suy thận.
- Bệnh huyết áp dẫn tới các vấn đề về tim mạch. Đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều ca tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
- Đột qụy.
Có thể bạn quan tâm: Người phụ nữ 48 tuổi nhập viện cấp cứu vì bệnh tiểu đường: Có thói quen mang cơm trưa đi làm
Đây là những triệu chứng bệnh tiểu đường phổ biến mà rất nhiều bệnh nhân có. Bạn nên hiểu rõ những thông tin này để đi khám kịp thời nhằm hạn chế tối thiểu thương tổn cho chính mình.
Xem thêm tại đây:
6 món ăn đời thường tốt nhất cho người bị tiểu đường: Giá đỗ, nhộng tằm nên ăn hàng ngày