Vẻ đáng yêu của trẻ sơ sinh khiến nhiều người rất muốn cưng nựng bé. Nên nhớ, dù yêu thương bé đến mấy cũng cần biết những nơi nhạy cảm trên cơ thể bé sơ sinh và đừng chạm vào.
Trẻ sơ sinh còn rất yếu, sức đề kháng kém, do đó, đôi khi chỉ vì một cái hôn của ông bà cha mẹ, chỉ một hành động cưng nựng yêu thương của người khác cũng có thể khiến bé bị tổn thương thậm chí gặp nguy. Dưới đây là những nơi nhạy cảm trên cơ thể bé sơ sinh, chạm vào những nơi này có thể gây tổn thương cho bé.
1. Má trẻ
Khi đứng trước một em bé sơ sinh quá đáng yêu, nhiều người vì quá yêu thương bé nên chỉ muốn chạm vào con và có những hành động âu yếm với con. Tuy nhiên, má là nơi nhạy cảm trên cơ thể bé sơ sinh mà người lớn tuyệt đối không nên chạm vào. Bởi vì làn da của bé rất mỏng, rất nhạy cảm, trong khi bàn tay người lớn lại thô ráp, nếu chạm vào bé có thể khiến da con bị tổn thương. Ngoài ra, vi khuẩn trên bàn tay còn có thể gây hại cho trẻ, móng tay sắc làm da trẻ bị trầy xước.
2. Thóp đỉnh đầu trẻ
Nhiều người có thói quen mỗi lần bồng bế cưng nựng trẻ thì luôn xoa xoa đầu trẻ hay vuốt tóc trẻ mà không biết điều này có thể gây hại nếu lỡ chạm vào thóp đỉnh đầu của trẻ. Khi mới chào đời, hộp sọ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Lúc này hộp sọ mềm và dễ vỡ, nếu người lớn chạm vào đầu bé có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sọ não của trẻ.
3. Cuống rốn của trẻ
Cuống rốn là bộ phận vô cùng quan trọng là là nơi nhạy cảm trên cơ thể bé sơ sinh. Khi bé mới chào đời, con sẽ được bác sĩ cắt dây rốn và cuống rốn. Khoảng 10 ngày sau đó cuống rốn sẽ có màu đen, khô và rụng. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại sốt ruột khi thấy cuống rốn của con chưa khô và dùng tay giật mạnh cuống rốn trẻ mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm. Trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn, nguy hiểm tính mạng. Không chỉ tránh việc dùng tay giật mạnh cuống rốn trẻ, mẹ cũng nên lưu ý chăm sóc rốn bé cẩn thận, không chạm tay vào cuống rốn những lúc tắm hay làm vệ sinh cho bé, có như thế rốn trẻ mới nhanh lành, nhanh khô.
4. Tai của trẻ
Tai cũng là nơi nhạy cảm trên cơ thể bé sơ sinh mà nếu không cẩn thận mẹ có thể khiến con bị nhiễm trùng. Rất nhiều bà mẹ, nhất là những người có con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm, hễ thấy tai con có ráy tai liền lập tức làm sạch cho con vì cho rằng làm như thế trẻ sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn. Việc lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên không hề tốt cho trẻ lại ẩn chứa nguy cơ nhiễm trùng tai. Mẹ không cần lo lắng và cố gắng làm sạch tai giúp con mà chỉ cần để ráy tai tự rơi ra ngoài, sau đó dùng tăm bông nhẹ nhàng làm sạch vùng tai cho trẻ.