Trẻ bị thiếu vitamin D không chỉ nhẹ cân, chậm lớn mà còn dẫn đến chứng bệnh nguy hiểm đó là còi xương.

Trẻ còi xương nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi nhưng nếu để quá muộn, hậu quả rất khó lường. Nhận ra một đứa trẻ còi xương khá dễ, như chân chữ O, chân chữ X.

Cột sống cong, vẹo, xương rất dễ gãy, thậm chí dị tật lồng ngực, chèn ép tim, phổi là những hậu quả nghiêm trọng của còi xương. Chưa dừng lại ở đó, trẻ còi xương còn kém phát triển, chậm lớn. Trí não cũng bị chậm phát triển. Dây chằng trở nên lỏng lẻo và các hoạt động cơ bản như ngồi, đứng, đi lại cũng chậm chạp hơn trẻ cùng lứa. Mà một trong những nguyên nhân gây ra còi xương là do cơ thể trẻ thiếu vitamin D.

Dưới đây là 4 nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin D ở trẻ, mẹ xem để tránh chứng còi xương, chậm lớn cho con.

4 nguyên nhân gây thiếu vitamin D ở trẻ

1. Mẹ không bổ sung đủ vitamin D trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Ngay từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, con đã bắt đầu hấp thu các chất dinh dưỡng từ mẹ để phát triển. Nếu cơ thể mẹ thiếu vitamin D thì trẻ cũng sẽ không có đủ lượng chất cần thiết để phát triển hệ xương.

thiếu hụt vitamin d

Nếu cơ thể mẹ thiếu vitamin D khi mang thai thì trẻ cũng sẽ không có đủ lượng chất cần thiết để phát triển hệ xương

Do đó, mẹ bầu phải chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ trong suốt thai kỳ, có như vậy con sinh ra mới không lo thiếu hụt vitamin D. Có 5 thực phẩm giàu vitamin D cho mẹ bầu nuôi thai cứng cáp, lớn nhanh gồm ngũ cốc, sữa, trứng gà, cam, cá hồi.

2. Ít tiếp xúc với ánh nắng

Vì nhiều lý do mà một số em bé ở suốt trong phòng kín, ít khi được tiếp xúc với ánh nắng. Điều này sẽ dẫn đến thiếu vitamin D ở trẻ, chứ không phải tốt cho trẻ như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Vitamin D giữ vai trò chủ yếu trong quá trình hấp thu canxi và phốt pho, giúp làm vững chắc xương.

Nếu cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D sẽ khó hấp thu canxi, xương dễ bị yếu mềm và biến dạng. Đây là nguyên nhân hình thành bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nên được tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng để hấp thụ vitamin D.

Do da trẻ còn mỏng manh nên mẹ nhớ che mặt cho bé khi ra nắng. Đồng thời chỉ nên tiếp xúc ánh nắng liên tục dưới 30 phút.

3. Trẻ con kén ăn

Nếu trẻ kén ăn, lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, dẫn đến lượng vitamin D cũng sẽ bị thiếu hụt. Trứng, thịt nạc, gan và dầu thực vật là những nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ. Mẹ nên chú ý cho con ăn đầy đủ các loại thực phẩm này để bổ sung vitamin D cho con.

4. Trẻ bị mắc bệnh

trẻ bị thiếu vitamin d

Trẻ bị mắc bệnh về gan, mật, thận, tiêu hóa cũng dễ bị thiếu vitamin D

Nếu trẻ mắc các bệnh về gan mật, bệnh thận và bệnh đường tiêu hóa như viêm gan, tiêu chảy thường xuyên cũng sẽ bị thiếu vitamin D. Hoặc trong quá trình mang thai, mẹ có dùng các loại dược phẩm khiến vitamin D dễ bị phân hủy, chuyển hóa. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ sau khi sinh ra, khiến con thiếu vitamin D và dễ còi xương.

Cách bổ sung vitamin D cho trẻ

Bệnh còi xương không chỉ đơn giản khiến con nhỏ người, nhẹ cân, chậm lớn mà còn gây hậu quả lâu dài. Nghiêm trọng là dị tật, trì trệ trí tuệ và chèn ép tim, phổi.

cách bổ sung vitamin d

Cho con chơi ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng là cách kinh tế và hiệu quả để phòng bệnh còi xương, ngừa thiếu vitamin D

Do đó, để phòng ngừa cho con, mẹ cần chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ theo các cách sau:

1. Bổ sung từ khi mang thai

Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh và nhớ bổ sung vitamin D. Những thực phẩm giàu vitamin D là trứng, đậu, gan động vật. Mẹ cũng đừng quên tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên. Nếu thiếu vitamin D, mẹ có thể xin hướng dẫn bổ sung vitamin D của bác sĩ.

2. Cố gắng cho con ti sữa mẹ

Tỷ lệ dinh dưỡng của sữa mẹ rất cao, trong đó rất dồi dào canxi và phốt pho. Không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ, vitamin D và canxi cũng được trẻ dễ dàng hấp thụ qua sữa mẹ, giảm nguy cơ còi xương.

3. Cho con chơi ngoài trời nhiều hơn

Cho con chơi ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng là cách kinh tế và hiệu quả để phòng bệnh còi xương. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bé chỉ có thể tiếp xúc với ánh nắng nhẹ khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.

Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển rất cần vitamin D để có được hệ xương chắc khỏe, tránh được các bệnh còi xương, chậm lớn. Mẹ cần chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ cho con. Đơn giản nhất là cho con được ăn đủ các loại thực phẩm giàu vitamin D, cho con ra ngoài trời chơi dưới ánh nắng dịu nhẹ. Đặc biệt, khi mẹ phát hiện trẻ thiếu vitamin D nghiêm trọng, chậm lớn, nhẹ cân thì cần đi bác sĩ khám ngay.

Xem thêm bài nguồn tại:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15050-vitamin-d-vitamin-d-deficiency

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-d-deficiency-in-kids-and-teens

https://www.nuh.nhs.uk/vitamin-d-deficiency-in-children

Xem thêm bài viết liên quan:

Tự ý bổ sung vitamin D mẹ khiến con suýt bị ngộ độc nặng. Em tởn tới già việc tự làm bác sĩ cho con

Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành Canxi trong cơ thể trẻ

10 biểu hiện thường gặp khi bé sơ sinh thiếu vitamin D: Mẹ cần cho con đi khám và bổ sung đúng cách