Thực tế cho thấy mặc dù đều đang cho con bú nhưng chất lượng sữa của mỗi bà mẹ là khác nhau
Nuôi đến hai đứa nhỏ rồi đến giờ mới nhận ra bé đầu mình không có kinh nghiệm chăm sóc con gì cả luôn các mẹ ạ. Hồi đó em cứ thấy bé đầu nhà em bú sữa mẹ rất đều đặn, cứ cách 2 giờ là bú một lần nhưng không hiểu sao con vẫn tăng cân rất chậm. Đến đứa thứ hai thì bé đòi ngủ nhiều hơn là bú, nhưng cảm giác con rất lâu bị đói và ngủ rất ngon mà cân nặng thì tăng đều đặn. Sau này em mới biết tất cả là do sữa mẹ quyết định cả các mẹ ạ.
Thực tế cho thấy mặc dù đều đang cho con bú nhưng chất lượng sữa của mỗi bà mẹ là khác nhau, mẹ có thể nhận biết chất lượng sữa của mẹ có tốt hay không bằng cách nhìn vào quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ, cụ thể:
1. Tăng cân ổn định
Năm đầu tiên của trẻ sơ sinh là thời gian tăng trưởng và phát triển nhanh nhất, lúc này nhu cầu về sữa của bé rất lớn.
Với sữa mẹ chất lượng, các bé sơ sinh có thể tăng từ 1 - 1.2kg/tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ tăng ổn định hơn, khoảng 600gr mỗi tháng trong giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi và khoảng 300 - 400gr trong giai đoạn sau đó.
Do đó, nhiều người có kinh nghiệm thường cho rằng muốn đánh giá chất lượng sữa của mẹ có tốt hay không thường dựa vào sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
2. Ngủ ngon
Từ chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng có thể thấy được chất lượng sữa mẹ có tốt hay không. Thông thường, sau khi bú no sữa trẻ sẽ bước vào trạng thái ngủ sâu, nếu trẻ ngủ được 4 tiếng liên tục thì có nghĩa là chất lượng sữa mẹ rất tốt. Nếu trẻ thức giấc thường xuyên vào ban đêm, có nghĩa là trẻ ăn không đủ trong ngày. Do đó có thể thấy khi chất lượng sữa không đảm bảo, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy đói, ngủ không yên giấc.
Nguồn hình: Sohu
3. Tóc dày mượt
Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ có thể cung cấp năng lượng cho tóc của trẻ, vì vậy nếu tóc của trẻ không chỉ dày và mượt thì điều đó cho thấy chất lượng sữa mẹ rất tốt.
4. Cứng cáp
Mặc dù một số trẻ sơ sinh còn nhỏ nhưng có thể thấy các con rất cứng cáp thông qua những cú đạp chân và cầm nắm đồ vật.
Đối với một số trẻ lớn lên bắt đầu tập đi, tuy chưa vững vàng nhưng mẹ có thể nhìn thấy chân bé rất chắn chắn và có lực mạnh. Vì vậy, theo quan điểm của nhiều người, điều này cũng cho thấy chất lượng sữa của mẹ rất tốt.
Vậy làm thế nào để sữa mẹ có chất lượng, đây là thắc mắc của nhiều bà mẹ sau sinh, tuy nhiên theo bác sỹ thì nếu mẹ không cho con bú thường xuyên theo nhu cầu của trẻ thì sữa cũng khó về nhiều được. Vì cơ chế tạo sữa là sữa sẽ sản xuất theo nhu cầu, cho nên ăn uống chỉ đóng vài trò thứ yếu, vậy nên khi kết hợp giữa việc cho bé bú và ăn uống đều đặn thì sữa mẹ sẽ nhiều hơn. Dưới đây là một vài nguyên tắc trong chế độ ăn uống của bác sỹ dành cho các bà mẹ cho con bú:
Chế độ ăn khi cho con bú
– Không bao giờ được bỏ bữa.
– Mẹ ăn thêm vài bữa phụ nhỏ trong ngày. Bữa phụ có thể là trái cây, bánh, bất cứ món gì nhẹ nhàng mẹ thích.
– Không kiêng cữ: Hãy ăn phong phú, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt hãy ăn những món mà mẹ yêu thích, điều này giúp bổ cho sức khỏe và tâm hồn người mẹ, từ đó giúp tinh thần mẹ thoải mái, thoải mái vì được ăn ngon, chính sự thoải mái giúp mẹ tạo sữa tốt hơn.
– Loại thực phẩm mẹ nạp vào không cần phải là móng giò, móng dê… mà chỉ cần phong phú và đủ chất. Mỡ từ động vật không tốt cho mẹ, khiến mẹ dễ thừa cân, khó giảm ký, dễ tắc tia, mà chất béo trong sữa mẹ cũng không nhiều chất béo tốt (DHA, AHA, ARA,). Bác sỹ khuyên mẹ nên ăn cá vì cá rất tốt để giúp chất béo của mẹ có nhiều omega, loại chất béo tốt giúp phát triển trí não của bé. Nhiều mẹ kiêng cá, điều này thật thiệt thòi cho cả mẹ và bé. Sợ cá biển không tốt, mẹ có thể ăn cá đồng. Hãy tìm hiểu các loại thực phẩm nhiều omega để bổ sung tốt cho mẹ, và tốt cho sữa của bé.
Uống gì khi cho con bú
Mẹ nên cơ thể cần cung cấp đủ nước, không để bị khát, tuy nhiên uống Quá Nhiều Nước cũng không cần thiết. Nước lọc là nguồn nước tốt nhất. Nước trái cây cũng là nguồn thức uống tốt và bổ dưỡng.
Nước cam quýt cũng có thể uống để cung cấp sức đề kháng cho bé. Mẹ không nhất thiết phải uống sữa (bò). Một số bé nhạy cảm với đạm sữa bò và loại đạm này có thể qua sữa mẹ.
Chúc các mẹ có hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thành công nhé.