Chất lượng của trường mầm non được đánh giá tốt hay không phụ thuộc vào 3 biểu hiện này của trẻ.

Em nghĩ tất cả những ông bố bà mẹ lần đầu cho con đi học mẫu giáo ai cũng có tâm lý lo lắng chung rằng trẻ sẽ khó thích nghi được với môi trường mới rồi sợ con dễ bị ốm vặt. Như đứa con gái đầu của em, lần đầu tiên đi học được 3 ngày về ốm nguyên một tháng, vậy là chồng em xót quá nên cho con nghỉ học một năm để ở nhà ông bà nội chăm đến năm 3 tuổi mới bắt đầu đi học lại. Tuy nhiên khác với lần đi học đầu tiên, bé nhà em dạo này có vẻ hợp tác và thích nghi với lớp học nhanh chóng hơn các mẹ ạ. Theo quan sát của em thì để có thể nắm bắt được tình hình của trẻ khi đi học ở trường mẫu giáo, các mẹ chỉ cần theo dõi đủ 3 biểu hiện của con trong bài viết dưới đây là đã có thể biết được mẹ có đang chọn đúng trường cho con hay không liền à.

Thứ nhất: Quan sát về mức độ sẵn sàng đi học của trẻ

Tất nhiên khi bước vào môi trường mẫu giáo hoàn toàn mới, đa phần trẻ nhỏ đều có cảm giác lo lắng và bất an vì không còn được dựa dẫm vào cha mẹ.

Tuy nhiên nếu sau hai tuần mà bé vẫn có biểu hiện chống đối không muốn đi nhà trẻ thì cha mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân từ môi trường nhà trẻ, lịch sinh hoạt, thái độ của cô giáo, tình trạng của bé trong trường mẫu giáo.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu

Ví dụ như khi đi học, cô giáo không nhất thiết phải đánh, mắng thì mới khiến cho trẻ không muốn đến lớp mà là đối với những trẻ lần đầu tiên đến trường mẫu giáo, các con sẽ có cảm giác lo lắng về môi trường mới nên trẻ cần nhận được chăm sóc đặc biệt và kiên nhẫn hơn. Nếu như các cô giáo quá bận rộn, không dành thời gian để động viên trẻ thì rất dễ dẫn đến vấn đề các con cảm thấy sợ mỗi khi được cha mẹ đưa đi học.

Đây cũng là lý do mà iện nay ở một số trường mẫu giáo Montessori, mỗi tuần chỉ cho phép một đứa trẻ mới vào lớp, chỉ để đảm bảo rằng giáo viên có nhiều năng lượng hơn để chăm sóc cho học sinh mới này.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy nhanh chóng quan sát biểu hiện và trạng thái của bé sau giờ học hàng ngày từ khi học mẫu giáo. Nếu đứa trẻ chạy đến với bố mẹ một cách vui vẻ, hăng hái chia sẻ những câu chuyện ở lớp trên đường đi, điều đó có nghĩa là khả năng thích nghi của trẻ rất tốt. 

Ngược lại, nếu mẹ thấy biểu hiện của trẻ bực bội, không thích nhắc đến việc đi học, sợ hãi khi nhìn thấy giáo viên thì phụ huynh cần sớm tìm hiểu nguyên nhân để giúp con tháo gỡ được rào cản này.

Chú ý đối với những đứa trẻ không thích đi học, cha mẹ cần thể hiện thái độ đồng cảm, khoan dung, tránh quy chụp đổ lỗi khiến điều này sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Thứ hai: Quan sát về lượng thức ăn hàng ngày của con

Đối với người lớn, nếu như chúng ta cảm thấy lo lắng, bất an một điều gì đó thì thường cảm thấy ăn không ngon, thậm chí không ăn nhưng cũng không thấy đói bụng. Và đối với trẻ em, cảm xúc này cũng tương tự, nếu như trẻ đi học nhưng không thấy thoải mái với môi trường, giáo viên và bạn bè, trẻ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, điều này dẫn tới việc bé chán ăn, bỏ ăn.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu

Do đó, bằng cách hiểu chế độ ăn của trẻ ở nhà trẻ, mẹ có thể biết mức độ thích nghi và trạng thái cảm xúc của trẻ trong trường mẫu giáo mà gia đình đã chọn cho con theo học.

Thứ ba: Quan sát về tần suất và ý muốn đi đại tiện của trẻ

Ở trường mẫu giáo, không giống như ở nhà, thông thường, giáo viên sẽ đưa ra mốc thời gian cố định để trẻ xếp hàng đi vệ sinh. Dưới những ràng buộc của kỷ luật như vậy, một số trẻ không dám nói rằng chúng muốn đi vệ sinh khi có nhu cầu vì sợ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu

Cha mẹ có thể phát hiện kịp thời bằng cách hỏi giáo viên, đồng thời cùng giáo viên tìm cách can thiệp. Vì việc trẻ cố gắng kiềm chế ý định đi vệ sinh trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chức năng đường ruột, đồng thời ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và học tập của trẻ.

Có thể thấy, khi một đứa trẻ đi học mẫu giáo, cuộc sống của các con tất nhiên sẽ bị đảo lộn: 

Thứ nhất, phải xa những người thân yêu hơn: Trong vài giờ trong ngày, trẻ không thể gặp người mà mình phụ thuộc nhất trước đây (thường là mẹ hoặc bà).

Thứ hai là sự thay đổi về môi trường sống:  Môi trường ở trường mẫu giáo hoàn toàn khác với ở nhà, trẻ không thể tìm thấy cảm giác thân thuộc.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu

Thứ ba là sự thay đổi trong các mối quan hệ giữa các cá nhân: Trẻ sẽ phải đối mặt với những giáo viên xa lạ, bạn bè cùng trang lứa và phải giải quyết nhiều mối quan hệ một cách độc lập.

Thứ tư là sự thay đổi các quy tắc hành vi hàng ngày: Các hoạt động ở trường mẫu giáo có những quy trình và kỷ luật cố định, trẻ không thể tự do thoải mái như ở nhà.

Việc bị đảo lộn cuộc sống nên trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc, cáu gắt, thậm chí phản kháng dữ dội khi mới bước vào nhà trẻ. Nếu cha mẹ không chuẩn bị tốt trong giai đoạn đầu, trẻ sẽ không thể nhanh chóng thích nghi với những thay đổi lớn của cuộc sống, không thể hòa nhập với môi trường mới ở trường mẫu giáo một cách sớm nhất. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn con sớm thích nghi với cuộc sống mẫu giáo thì phải chuẩn bị từ sớm.

Trước tiên cha mẹ cần tập trung trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ như các kỹ năng: Nhận biết đồ dùng, tự đi vệ sinh, ăn uống độc lập, tự mặc quần áo, bày tỏ nhu cầu…

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi bước vào nhà trẻ. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thoải mái hoặc thậm chí phản kháng khi phải đối mặt với một môi trường mới là điều bình thường. Cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe ý kiến ​​của trẻ, tích cực hợp tác với giáo viên để trẻ dễ dàng thích nghi với trường mẫu giáo hơn.