Người ta thường nói: Anh chị em rất yêu thương nhau. Nếu trong nhà có hai anh cem thì anh trai sẽ yêu thương và chăm sóc, bảo vệ em gái. Làm em gái thật sự rất hạnh phúc.
Ngay cả khi mối quan hệ tốt, một số anh chị em đã quen với việc “chiến đấu” với nhau. Khi trưởng thành, họ vẫn giữ được sự vô tư hồn nhiên trong mối quan hệ với anh chị em của mình.
Có một cặp anh trai em gái cứ hễ gặp nhau là lao vào động tay động chân, đương nhiên chỉ là đùa giỡn. Cha mẹ rất phiền lòng nhưng không thể phủ nhận được là khi cả 2 anh em về nhà thì nhà cửa vui vẻ náo nhiệt hẳn.
Được biết, người anh đã lấy vợ và lên chức bố, người em đã đi làm và là giảng viên đại học. Lẽ ra khi con người đến tuổi trung niên, địa vị vững vàng thì tính cách cũng từng trải, chín chắn hơn. Ví như đàn ông thì phải khoan thai độ lượng, phụ nữ thì phải đoan trang đức độ. Nhưng đáng tiếc, khi hai người gặp nhau, họ vẫn cãi nhau như hồi còn trẻ. Cha mẹ nhìn thấy lắc đầu, mỉm cười thể hiện sự bất lực.
Cô em gái khiêu chiến anh trai (Ảnh Sina)
Mẹ của hai anh em đã chia sẻ một đoạn video ngắn về sự vui nhộn của gia đình. Người con gái cầm một vật hình cây gậy bằng cả hai tay và liên tục chỉ về phía phòng ngủ bên cạnh, gõ cửa. Nười trong phòng vươn tay, trên tay cầm chiếc mũ tròn màu hồng, thỉnh thoảng trêu chọc em gái.
Cô con gái cao ráo xinh đẹp, mặc một chiếc váy màu be, buộc tóc đuôi ngựa cao, trông tràn đầy sức sống trẻ trung, cô cười và chọt nhanh vào người bên trong.
Ai mà ngờ đây là giảng viên đại học chứ (Ảnh Sina)
Người bên trong nhanh chóng lao ra, hóa ra là một chàng thanh niên đẹp trai, một tay nắm lấy "vũ khí" của cô gái, một tay nắm lấy thanh kiếm đồ chơi định phản công. Người đàn ông đeo một cặp kính cận, mặc áo ngắn tay màu trắng, nhìn có vẻ hiền lành. Dù sao sức mạnh của cô em gái cũng không sánh bằng anh trai. Cuối cùng cô bị đánh bại, nhanh chóng bỏ “vũ khí” xuống rồi bỏ chạy, cầu cứu mẹ đang đứng đó quay clip. Nhưng chưa kịp thì đã bị anh trai tóm gọi, cả hai anh em cười vui vẻ sau khi “tẩn” nhau.
Hai anh em về nhà dường như thoải mái được là chính mình (Ảnh Sina)
Bà mẹ của hai anh em cho biết hai đứa con quý hóa của mình từ nhỏ đã thích “chiến đấu” như vậy. Bố mẹ mắng mãi nhưng nhìn cũng quen mắt. Họ cứ tưởng khi hai đứa trẻ lớn lên sẽ trở nên tốt hơn, ổn định hơn.Đứa con lớn đã lập gia đình, có con, con gái đã đi làm và là một giảng viên đại học đáng kính. Trong mắt người ngoài, cả hai đều là những người trưởng thành đàng hoàng và ổn định, nhưng khi về nhà bố mẹ, họ lại trở thành những đứa trẻ nghịch ngợm. Cứ nói chuyện được vài câu là bắt đầu động tay động chân, không ngừng trêu chọc nhau.
Nhìn hai anh em trông không già cũng không trẻ, người mẹ không khỏi mỉm cười lắc đầu, bày tỏ sự bất lực khi chia sẻ đoạn clip:
“Vợ chồng tôi không quản được 2 cái đứa già đầu mà còn nghịch ngợm này. Đứa thì đã làm bố trẻ con, đứa sắp gả đi làm dâu nhà người ta mà vẫn như thế. Ví dụ như bọn trẻ con thì còn mắng được, nhưng bây giờ bọn trẻ đã lớn, cha mẹ muốn cũng không quản được”
Đến bố mẹ cũng không quản được nên quay clip "bóc phốt" (Ảnh Sina)
Cư dân mạng sau khi xem xong tỏ ra ghen tị và cho rằng: Đây mới gọi là tình an hem keo sơn gắn bó, bất biến theo thời gian. Bố mẹ lắc đầu vậy thôi chứ cũng vui lắm đây.
Hai anh em đã lớn, thậm chí anh trai đã lập gia đình, vẫn có thể thân thiết với nhau như vậy. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa họ vẫn tốt đẹp như ngày nào và không hề thay đổi.
Một số cư dân mạng cho rằng: Nhìn hình ảnh anh chị em này chí chóe nhau, dường như có thể đoán được sau này anh em tôi sẽ như thế nào.
Trong một gia đình như vậy, cha mẹ thường dân chủ và cởi mở, không khí thoải mái, vui vẻ, con cái thoải mái bộc lộ tình cảm, cảm xúc, không có gì phải dấu diếm. Nhưng trên thực tế, không phải anh chị em nào cũng như vậy. Có một số anh chị em gặp nhau rất nghiêm túc, thậm chí không đùa giỡn, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau nhưng mối quan hệ của họ cũng rất tốt, khi nào khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lẫn nhau. Điều này cho thấy có nhiều cách khác nhau để hòa hợp với người thân, có người thích ồn ào và tỏ ra thân thiết; có người trầm lặng và dành sự tôn trọng, yêu thương cho nhau.
Kỳ thực, hạnh phúc đơn giản lắm, khi có sự hiện diện của cha mẹ, con cái dù có lớn bao nhiêu đi chăng nữa thì trước mặt họ vẫn như những đứa trẻ. Trước mặt người thân họ có thể trút bỏ mọi địa vị, thể diện và được là chính mình, đó cũng là hạnh phúc.