Đây là một vấn đề khá tế nhị nhưng có lẽ sẽ nhiều gia đình gặp phải, nhất là những gia đình sinh con đủ nếp đủ tẻ. Câu chuyện như một bài học sâu sắc dành cho những người làm bố mẹ. Con cái có phát triển đúng hướng hay không phụ thuộc rất nhiều vào hành động và cách giáo dục mà con được tiếp cận mỗi ngày. Mong bố mẹ hãy nhìn vào câu chuyện này để tự rút ra bài học cho chính mình!

Vợ chồng chị Tiểu Trương hạ sinh cặp song sinh một trai một gái sau 1 năm kết hôn. Cả gia đình mừng rỡ, hạnh phúc và cũng khiến nhiều người khác phải ghen tị.

Vì hai con bằng tuổi nhau lại rất quý nhau, có mối quan hệ tốt đẹp, luôn biết cách yêu thương và nhường nhịn nhau nên vợ chồng Tiểu Trương luôn cho các con ngủ chung từ khi còn nhỏ. Cho đến nay đã 15 năm trôi qua, cả hai con ngày càng thân thiết và vẫn ngủ chung trong một phòng, chỉ là mỗi bé một giường khác nhau.

hình ảnh

Cặp chị em từ nhỏ đã luôn thân thiết, làm việc gì cũng có nhau, ảnh: DSD

Vào một ngày, Tiểu Trương nghe thấy cuộc trò chuyện giữa con trai và con gái. Con trai cô thực sự muốn cưới chị gái trong tương lai. Nghe thấy điều này, Tiểu Trương lập tức lên tiếng: "Đương nhiên là không được rồi, các con là chị em ruột mà".

Trước sự phản đối của mẹ, em trai lập tức tức giận không đồng ý. Cậu thậm chí còn cho rằng họ đã ngủ chung phòng với nhau suốt 15 năm. Lúc nhỏ thì chung giường, sau thì chung phòng và chưa bao giờ rời nhau nửa bước trong cuộc sống. Giống như bố và mẹ cũng thân thiết với nhau như vậy nên cậu em trai nhất định muốn cưới chị gái khi lớn lên.

Thấy con trai nghiêm túc trong vấn đề này, Tiểu Trương cảm thấy hoảng sợ. Lúc này bà mới nhận ra hậu quả của việc để hai con quá thân thiết từ trước đến nay. Kể từ sau đó, Tiểu Trương thống nhất với chồng cần cương quyết tách biệt các con để bản thân trẻ không được vượt quá giới hạn.

Trong mắt người lớn, việc trẻ gần gũi yêu thương nhau là điều bình thường nhưng trẻ còn nhỏ, theo năm tháng những hiểu lầm ngày càng lớn khi không được bố mẹ phân định rõ ràng. Điều này lại cực kì có hại cho trẻ.

hình ảnh

Nhiều cha mẹ sau khi đọc xong câu chuyện này đã phải suy ngẫm về quá trình nuôi dạy con của mình. Sở dĩ bé trai có ý tưởng như vậy có thể là vì các tác động sau:

- Thứ nhất: Do cha mẹ không nói rõ

Qua lời nói của người mẹ có thể thấy, trước đây họ chưa từng thảo luận về vấn đề này và cung cấp giáo dục liên quan cho con gái và con trai họ.

Bởi vì chưa từng được dạy nên dĩ nhiên đứa trẻ không hiểu. Chúng chỉ nghĩ đơn giản rằng lấy nhau là vì từng ngủ chung với nhau.

- Thứ hai: Do giáo dục của cha mẹ chưa phù hợp với độ tuổi

Đứa trẻ có suy nghĩ này bắt nguồn từ tình hình thực tế của gia đình khi con cái đã 15 tuổi, tới tuổi dậy thì có nhiều sự tò mò về giới nhưng cha mẹ chưa tạo sự riêng tư giữa nam và nữ cho con. Chính vì thế trẻ mới có những suy nghĩ lệch lạc như vậy.

 Tựu chung lại, đây là kết quả của việc cha mẹ không giáo dục giới tính cho con cái. Điều này cho thấy giáo dục giới tính quan trọng như thế nào đối với trẻ nên cha mẹ nào cũng không thể bỏ qua vấn đề này.

Trong một nhà có chị gái và em trai ruột thì từ mấy tuổi cần tách ra ngủ riêng

Việc tách chị gái và em trai ruột ra ngủ riêng nên dựa vào độ tuổi và mức độ phát triển nhận thức của trẻ, đồng thời phụ thuộc vào sự thoải mái của gia đình và không gian sống. Thông thường, các chuyên gia về tâm lý và giáo dục khuyến nghị một số mốc thời gian như sau:

1. Thời điểm lý tưởng để tách ngủ

Từ 6 tuổi trở lên: Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hiểu về khái niệm quyền riêng tư. Việc tách ra ngủ riêng giúp hình thành nhận thức cá nhân và tính độc lập.

Trước giai đoạn dậy thì (9-10 tuổi): Trẻ em ở độ tuổi dậy thì có nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Chia sẻ không gian ngủ giữa anh chị em khác giới có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ hoặc khó chịu.

2. Lợi ích của việc ngủ riêng

Giáo dục về sự riêng tư: Trẻ học cách tôn trọng không gian cá nhân và quyền riêng tư của nhau.

Hỗ trợ phát triển tâm lý: Tách ngủ riêng giúp trẻ phát triển cảm giác độc lập và tự tin hơn.

Tránh xung đột: Việc tách không gian riêng có thể giảm thiểu các bất đồng hoặc tranh chấp giữa anh chị em.

3. Điều kiện cần để tách ngủ riêng

Sẵn sàng về mặt tâm lý: Cả chị và em đều cần cảm thấy thoải mái với sự thay đổi này. Cha mẹ nên giải thích rõ ràng lý do và lợi ích của việc ngủ riêng.

Đủ không gian sống: Gia đình cần sắp xếp hợp lý để đảm bảo mỗi trẻ có một không gian riêng tư, dù là phòng riêng hay giường riêng trong không gian chung.

4. Một số lưu ý

Nếu không gian sống hạn chế, có thể phân chia khu vực ngủ bằng rèm, tủ hoặc các vật dụng tạo ranh giới.


Theo dõi cảm xúc của trẻ sau khi ngủ riêng, hỗ trợ nếu trẻ cảm thấy lo lắng hoặc bất an.a