Trong lịch sử, nhân loại đã chứng kiến nhiều đại dịch đau thương và mất mát. Nhưng ít ai có thể nghĩ rằng đầu thế kỷ 21, chúng ta lại phải đối mặt với một thảm họa y tế kinh hoàng - đại dịch COVID-19. Trong hơn 3 năm (từ 17/11/2019 đến 05/5/2023), đại dịch COVID-19 đã càn quét tới mọi ngóc ngách, bất kể đó là một đất nước phát triển hay một quốc gia nghèo nàn lạc hậu. Gánh nặng về y tế, kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý sẽ mãi là một kỷ lục buồn được ghi nhận trong lịch sử nhân loại. Đồng hành cùng cả nước chống dịch, hơn 3 năm qua, cán bộ nhân viên Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện TWQĐ 108 đã không quản nguy hiểm, khó khăn, gian khổ, luôn đứng vững trên tuyến đầu chống dịch và đạt được nhiều thành tích rất vẻ vang, rất đáng tự hào.


 

Sự xuất hiện một căn bệnh mới, tác nhân gây bệnh mới, đại dịch mới

Những ngày cuối năm 2019, khi người dân vui vẻ chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, thì các cán bộ y tế, đặc biệt các bác sĩ chuyên ngành Truyền nhiễm hết sức chú ý theo dõi thông tin về một căn bệnh viêm phổi mới lạ có thể gây dịch, chưa rõ tác nhân gây bệnh đang xảy ra tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc. Đến ngày 30/01/2020, WHO tuyên bố dịch viêm phổi do 2019-nCoV là một tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu. Ngày 11/02/2020, WHO đặt tên chính thức cho vi rút gây bệnh là SARS-CoV-2 và tên bệnh là COVID-19. Ngày 11/3/2020, WHO chính thức công bố về đại dịch COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra


 

Đại dịch COVID-19 thâm nhập vào Việt Nam và tinh thần chống dịch tại Bệnh viện TWQĐ 108

Ngày 23/01/2020, Việt Nam ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại TP. HCM, mở đầu cho đợt dịch thứ nhất kéo dài đến ngày 24/7/2020. Trong đợt dịch này, một số bệnh viện, trong đó có bệnh viện Bạch Mai bị phong tỏa (từ 28/3/2020-12/4/2020) do có dịch thâm nhập và lây lan trong bệnh viện.

Như vậy nỗi lo lắng về một đại dịch ở Việt Nam đã thành sự thật. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức “công bố dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra”. Ngày 27/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 15/CT-TTg, hạn chế tụ tập đông người từ 00h00 ngày 28/03/2020 đến hết ngày 15/04/2020. Tiếp theo ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 00h00 ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. Ngày 01/04/2020 Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc. Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng ở những thời điểm khác nhau tùy theo tình hình dịch. Trong những thời điểm thực hiện Chỉ thị 16, đường phố Hà Nội vắng lặng như tờ; các chốt kiểm dịch mọc lên khắp các phố phường, ngõ xóm; cán bộ nhân viên Bệnh viện đi làm phải có giấy xác nhận để thông chốt kiểm dịch. Điểm qua một số cột mốc như vậy, để nhớ lại tình hình dịch bệnh thời khắc đó đã nghiêm trọng như thế nào.

Trong bối cảnh dịch bệnh như vậy, nhiệm vụ phòng chống dịch tại Bệnh viện TWQĐ 108, nơi có chức năng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà Nước và Quân đội, được đặt ra là một nhiệm vụ chính trị, cấp bách, hàng đầu. Viện LSCB Truyền nhiễm (Viện A4) trở thành một trong những đơn vị tuyến đầu chống dịch. Một loạt các biện pháp phòng chống dịch được Bệnh viện triển khai nghiêm ngặt: hạn chế người nhà đến thăm và chăm sóc bệnh nhân, khai báo y tế, kiểm soát nhiệt độ, phân luồng người bệnh, tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm, cách ly người viêm đường hô hấp nghi nhiễm/nhiễm COVID-19 (các F0-F1-F2-F3).

Ngày 02/04/2020, Bệnh viện đã tổ chức diễn tập công tác phòng chống dịch COVID-19, triển khai phòng khám COVID-19, khu cách ly COVID-19 và hoạt động phân luồng, khai báo y tế, đo nhiệt độ, khám sàng lọc, vận chuyển người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm.

Phòng khám COVID-19 được triển khai cạnh Khoa Cấp cứu do Viện LSCB Truyền nhiễm phụ trách, hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, có nhiệm vụ khám sàng lọc, phát hiện sớm các F, tổ chức vận chuyển về khu cách ly tại Viện A4 để cách ly, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Viện A4 triển khai khu cách ly, điều trị người bệnh thuộc diện F0-F1-F2-F3 với đầy đủ các bộ phận chức năng: phòng đợi, phòng lấy mẫu, phòng xét nghiệm, phòng chụp XQ, phòng cách ly, buồng điều trị thường, buồng hồi sức cáp cứu, phòng mổ. Trong giai đoạn đầu, khu cách ly đặt tại tầng 1 của Viện A4 (do khoa A4-B đảm trách). Để bảo đảm tốt chất lượng chuyên môn, khoa A4-C phải chia đôi lực lượng bác sĩ điều dưỡng để tăng cường năng lực cấp cứu hồi sức cho khu cách ly COVID-19.

Đại tá TS Vũ Viết Sáng – Chủ nhiệm Khoa và Thiếu tá TS Nguyễn Trọng Thế cùng một số bác sĩ, điều dưỡng viên khác của khoa A4-C được tăng cường để đảm nhiệm các phòng cấp cứu hồi sức của khu cách ly. Tại đây, các bác sĩ, điều dưỡng viên đã phối hợp với các chuyên khoa trong Bệnh viện cấp cứu, điều trị thành công nhiều ca bệnh nhồi máu cơ tim, đột quị não, chấn thương sọ não... thuộc đối tượng F1-F2-F3 phải cách ly.

Ngoài ra, Bệnh viện cũng thành lập 2 tổ cơ động phòng chống dịch, 2 tổ chuyên khoa truyền nhiễm tăng cường do Viện A4 đảm trách để sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ. Các bác sĩ, điều dưỡng viên Viện A4 đã thực hiện nhiều nhiệm vụ phòng chống dịch đột xuất bên ngoài bệnh viện như: tham gia bảo đảm y tế, phòng chống dịch cho các hội nghị, sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội. Ngày 8/3/2020, đồng chí thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Duy Trường được điều động đi làm nhiệm vụ phòng chống dịch đặc biệt, kéo dài 1 tuần theo yêu cầu của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương.

Trách nhiệm phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để lọt các F0-F1-F2-F3 vào các khoa phòng trong bệnh viện; không để dịch bệnh lây lan trong Bệnh viện đã tạo ra một áp lực vô hình rất lớn, đè nặng lên vai các bác sĩ, điều dưỡng của Viện A4. Mỗi một quyết định trước một bệnh nhân, xem liệu họ có phải là F0-F1-F2-F3 hay không; liệu họ có đến từ vùng dịch hay không; họ cần nhập viện vào các khoa để điều trị bệnh chính hay cần chuyển vào khu cách ly tại Viện A4 là cả một cuộc chiến cân não lấy đi bao sinh lực, trí tuệ của người thầy thuốc. Đôi lúc, đó đây có cả sự tranh luận gay gắt, quyết liệt giữa bác sĩ A4 làm nhiệm vụ khám sàng lọc COVID-19 với các bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác.Trong những điều kiện hoàn cảnh khó khăn như vậy, chúng ta đã hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ, không để lọt lưới, bảo vệ Bệnh viện an toàn tuyệt đối.


Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, toàn dân chung tay phòng - chống dịch cùng Đảng và Chính Quyền Nhà Nước, với đầu óc tư duy nhanh nhạy và niềm đam mê kinh doanh sẵn có khi còn trẻ, trong thời gian cách ly tại nhà do chỉ thị của chính phủ ban hành, nhận thấy cơ hội kinh doanh khởi nghiệp đã đến chàng trai trẻ với chiếc laptop cũ ngày đêm tự lên mạng tìm tòi qua các trang báo mạng, tin tức truyền thông trên internet nguồn gốc xuất xứ của đại dịch và đưa ra 1 quyết định táo bạo mà bấy giờ ít ai dám nghĩ và dám làm, vì đơn giản lúc bấy giờ mọi người phải cách ly ở nhà hạn chế ra đường và phải học tập và làm việc online đa phần số đông mọi người đều dự trữ tiền và thực phẩm lo ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều người thất nghiệp từ đại dịch, có người lâm vào hoàn cảnh khó khăn và cũng có rất nhiều người thành công sau đại dịch trong đó có chàng trai trẻ 2001 đến từ Quốc Oai- Hà Nội, anh dành hết toàn bộ số tiền tiết kiệm của bản thân sau 3 năm học tập cấp 3 từ những việc rất nhỏ nhặt đi làm thêm bưng bê, cắt tóc, chụp ảnh & quay phim dồn hết vào tâm huyết khởi nghiệp ngành hàng khẩu trang với số vốn 32 triệu đồng.


 

hình ảnh

Sau đợt dịch thứ nhất , khi đã có một số vốn nhỏ nhất định trong tay và một số kiến thức đã được trang bị trước đó trong khoảng thời gian giãn cách xã hội. Anh quyết định bán hàng khẩu trang, đối tượng khách hàng đầu tiên anh nghĩ tới là những người hàng xóm thân cận quanh khu vực anh sinh sống, lúc bấy giờ khẩu trang trên thị trường rất ít mọi người chỉ có thể mua được số lượng nhỏ theo gói , theo hộp ngoài hiệu thuốc , nhờ có mạng internet anh đã tìm kiếm được 1 số nguồn hàng trên các hội nhóm sỉ lẻ trên mạng xã hội Facebook và nhập một số lượng nhỏ khoảng 1-3 thùng khẩu trang y tế về căn trọ nhỏ để bán lẻ hộp cho mọi người xung quanh . 

hình ảnh

Nhận thấy mặt hàng này trong thời điểm hiện tại và tương lai gần vô cùng tiềm năng và lợi nhuận khá cao, chỉ sau hơn một tuần số lượng 3 thùng khẩu trang " bán lẻ hộp " đã hết, anh bắt đầu lên kế hoạch và lựa chọn những mẫu mã khẩu trang có kiểu cách và có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau, không còn muốn bán lẻ nữa anh chuyển qua buôn bán sỉ số lượng lớn khẩu trang các loại với số lượng " đầu thùng " , với khả năng giao tiếp và đàm phán tốt 1 thời gian ngắn đã có thể kết nối được với các xưởng sản xuất khẩu trang lớn khu vực miền bắc, như các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định , Hà Nội ...vv qua đó nguồn doanh thu lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể nhưng trong quá trình buôn bán cũng gặp phải không ít các trở ngại và những khó khăn dồn dập ập đến, đáng kể nhất những việc như khó khăn di chuyển qua các chốt kiểm soát dịch phải có giấy được chính quyền địa phương cấp mới được phép di chuyển ra khỏi khu vực đang sinh sống và phải test nhanh tại chỗ, những thời điểm đói tới cồn cào trong cốp xe chỉ có mấy chiếc bánh mì, và vài hộp sữa, chai nước lọc mang theo dự trữ để ăn uống vì các cửa hàng đều đóng cửa hết lúc bấy giờ và phải tự túc trong việc di chuyển và ăn uống ngủ nghỉ, may thay trong những lúc khó khăn vất vả đó luôn có những người thân trong gia đình ủng hộ và giúp đỡ anh cũng cảm thấy có thêm động lực và lạc quan hơn để tiếp tục cuộc hành trình khởi nghiệp của bản thân.


 

hình ảnh

Và đó là chuyến hàng số lượng lớn đầu tiên thành công được vận chuyển vào TP HCM, qua quen biết một số người anh trước đó cũng là đồng hương, được biết các anh cũng đang kinh doanh ngành hàng này và cung cấp nguyên liệu, máy móc dây chuyền sản xuất khẩu trang tự động, có những thời điểm khẩu trang cháy hàng và số lượng xưởng sản xuất quanh khu vực các tỉnh lân cận hà nội cũng ít, đếm trên đầu ngón tay và số lượng hàng sản xuất không kịp để cung ứng ra thị trường, xen lẫn việc nhu cầu người dùng quá lớn chàng trai trẻ lại nảy ra ý nghĩ táo bạo vì đã có sẵn số lượng lớn vốn trong người được biết khi đó cả vốn và lợi nhuận thu được sau các lần cung ứng khẩu trang ra thị trường mà anh chàng kiếm được vỏn vẹn gần 2 năm trời cố gắng là 415 triệu đồng , qua một quá trình trải nghiệm tôi luyện và rèn rũa được sự quan tâm từ những người anh thân thiết cùng ngành giúp đỡ và kèm cặp, cộng với năng lực thực chiến, đam mê nhiệt huyết cá nhân anh mạnh dạn tham gia " Hiệp Hội Vải Không Dệt Việt Nam " và tiếp tục cố gắng trong công việc kinh doanh của mình cung cấp khẩu trang sỉ số lượng lớn và cung cấp nguyên liệu vải, chun, nẹp, giấy kháng khuẩn cho các xưởng sản xuất khu vực lân cận và các tỉnh thành trên khắp cả nước.

hình ảnh


Trải qua hết tất cả những tháng ngày dịch bệnh, vượt qua mọi gian khổ trên con đường khởi nghiệp đầy ắp những công sức, những giọt mồ hôi nước mắt và tủi nhục phải hứng chịu những sự chê bai , rè bỉu và khinh thường từ bạn bè , mọi người xung quanh, anh chàng này càng có thêm nhiều động lực để cố gắng hơn nữa trong cuộc sống và công việc, chia sẻ với mọi người chàng thanh niên này thấy đó chưa phải thành quả lớn lao gì và cũng chưa thực sự phải là một sự ngiệp thành công ổn định , anh quyết tâm chăm chú vào việc học còn bảo lưu dang dở phía sau những ngày bỏ bê mải miết kiếm tiền mà quên mất bản thân hiện tại vẫn chỉ là một cậu sinh viên bình thường chưa ra trường như bao bạn bè cùng trang lứa, quyết tâm theo đuổi ngành lập trình & digital marketing, cho đến thời điểm hiện tại trải qua hết những tháng ngày tuổi trẻ nông nổi, và vô số những công việc làm thêm trái ngành từ bảo vệ ,bưng bê, gia sư guitar, telesales, buôn bán sỉ lẻ online....vvv anh quyết định tự chọn cho mình 1 con đường riêng đó là bán hàng online & đào tạo kiến thức marketing cho những bạn trẻ cùng đam mê, những người mới cũng đang khởi nghiệp và chập chững đang tìm hiểu về marketing và kinh doanh online .