Kinh doanh online (trực tuyến) là gì?
Kinh doanh online là hình thức bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thông qua nền tảng internet. Thay vì vận hành cửa hàng vật lý truyền thống, bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội, website, hoặc các sàn thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng. Với xu hướng chuyển đổi số, kinh doanh online ngày càng trở nên phổ biến và mang lại nhiều cơ hội thành công hơn đối với nhiều người.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem, kinh doanh online sẽ bao gồm những gì cũng như các hướng dẫn chi tiết để làm kinh doanh online nhé.
Các Mô Hình Kinh Doanh Online Phổ Biến
1. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, và Amazon đã trở thành lựa chọn phổ biến cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Trên các sàn thương mại điện tự đó, doanh nghiệp và các cá nhân có thể luôn luôn tiếp cận được một lượng lớn khách hàng với chi phí đầu tư thấp, không có quá nhiều các khoản phát sinh sau khi kinh doanh. Chính vì lí do đó, mô hình này phù hợp cho những người muốn nhanh chóng bắt đầu kinh doanh trực tuyến
2. Bán hàng qua mạng xã hội
Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok và Zalo đã trở thành các nền tảng lý tưởng cho việc bán hàng trực tuyến. Ở trên Facebook và Tiktok, cá nhân và các doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp livestream và bán hàng trực tuyến bằng cách thuê những KOL, KOC - người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá cho sản phẩm của họ. Các trang mạng xã hội này cũng có thể đăng ký quảng cáo trả phí để sản phẩm và dịch vụ của họ được phủ và xuất hiện nhiều trên các mục gợi ý mua hàng, dễ dàng tiếp cận đến các nguồn khách hàng khác nhau, mở trộng thị trường.
3. Mô hình Dropshipping
Dropshipping mang lại cơ hội kinh doanh dành cho những người không có khả năng lưu kho hay sản xuất hàng hóa. Vai trò chính của người kinh doanh trong mô hình Dropshipping này chính là khả năng kết nối nhà cung cấp đến với khách hàng để họ tìm hiểu, mua hàng và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp đó, và thông qua đó nhận lợi nhuận từ phần chênh lệch giá (hay còn gọi là tiền hoa hồng) khi có thể bán được sản phẩm.
4. Kinh doanh dịch vụ trực tuyến
Các cá nhân hay doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ như thiết kế website, dịch thuật, đào tạo trực tuyến (E-learning) và tư vấn cá nhân đang được nhiều người chọn làm ngành nghề kinh doanh chính. Tuy nhiên, mô hình như này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao khi phải đảm bảo rằng họ có thể giải đáp các thắc mắc và nhu cầu của khách hàng, nhưng loại mô hình kinh doanh này mang lại thu nhập ổn định cho người cung cấp.
5. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
Hiện nay, việc tiếp thị liên kết đã trở nên vô cùng phổ biến khi đã có rất nhiều người bắt đầu làm và nhận được nhiều lợi ích từ công việc này. Cụ thể, họ sẽ copy link sản phẩm và đưa nó lên các trang mạng xã hội. Người cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết sẽ nhận được tiền (phí hoa hồng) thông qua số người click vào đường link đó và số người mua sản phẩm đó, càng nhiều người ấn vào thì lợi nhuận mang lại càng lớn.
Các Bước Thực Hiện Kinh Doanh Online
1. Xác định thị trường mục tiêu
Đầu tiên, đối với kinh doanh trực tuyến, cẩn thận trong việc nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng là bước khởi đầu và quan trọng nhất. Hãy phân tích các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng. Đồng thời, hãy nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường đang diễn ra để nắm bắt các thông tin hay các sự thay đổi đột ngột có thể của người tiêu dùng.
2. Chọn sản phẩm
Bước tiếp theo đó chính là lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu khách hàng. Kinh doanh online rất đa dạng ngành nghề và loại sản phẩm, tuy nhiên doanh nghiệp hay cá nhân phải đảm bảo được rằng nguồn cung cấp ổn định, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng và các sản phẩm đạt chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Xây dựng kênh bán hàng
Kinh doanh trực tuyến cũng phải tạo ra được các tài sản riêng của mình để sản phẩm có thể tiếp cận được đến người tiêu dùng.
Tạo website: Sử dụng các nền tảng như WordPress, Shopify hoặc Wix để thiết kế một website chuyên nghiệp.
Tận dụng mạng xã hội: Xây dựng fanpage hoặc các nhóm cống đồng để dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Đăng ký bán hàng trên sàn TMĐT: Đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử phổ biến để gia tăng cơ hội bán hàng.
4. Triển khai kế hoạch marketing
SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa nội dung để website xuất hiện trên top kết quả tìm kiếm Google.
Quảng cáo trả phí: Sử dụng Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads để tăng độ phủ.
Content Marketing: Sáng tạo nội dung hấp dẫn như video, bài viết blog hoặc hình ảnh để thu hút khách hàng.
5. Quản lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng
Các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trực tuyến có thể nghĩ đến việc quản lý đơn hàng và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng nhờ vào các công cụ như KiotViet hay Haravan. Họ cũng cần tương tác liên tục qua tin nhắn và bình luận để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, giúp khách hàng có đủ thông tin và phàn nàn sau khi mua sản phẩm
Lợi Ích Và Thách Thức Khi Kinh Doanh Online
Lợi ích khi kinh doanh trực tuyến có thể kể đến đầu tiên đó là việc tiết kiệm các chi phí liên quan đến mặt bằng và cửa hàng vật lý. Bên cạnh đó, kinh doanh trực tuyến cũng dễ dàng mở rộng thị trường khi đã có các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và các trang mạng xã hội khác là Facebook hay Instagram, dễ dàng tiếp cận đến khách hàng và quảng bá sản phẩm hơn. Việc kinh doanh trực tuyến cũng có đặc điểm là thu nhập linh hoạt, có thể làm việc bất cứ lúc nào, không bắt buộc phải ngồi tại 1 văn phòng hay 1 địa điểm cụ thể để làm việc.
Bên cạnh những lợi ích đó thì kinh doanh trực tuyến cũng có các thách thức vô cùng to lớn. Đầu tiên, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh trực tuyến cùng một ngành hàng hay lĩnh vực, đòi hỏi tổ chức và cá nhân đó cần có sự sáng tạo và kiên trì bền bỉ, liên tục phải nghĩ ra biện pháp thu hút khách hàng. Thách thức thứ hai chính là rủi ro về vận chuyển và hoàn trả hàng hóa, hàng hóa trong giai đoạn vận chuyển hay hoàn trả có thể bị các tác động làm hỏng, vỡ hay méo khiến cho chất lượng đến tay người tiêu dùng không được như ban đầu, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Cuối cùng, kinh doanh trực tuyến rất phụ thuộc vào các nền tảng online, các sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội, chính sách của nền tảng nào cũng có thể ảnh hưởng cực kì lâu dài đến với doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh trực tuyến.
Bí Quyết Thành Công Trong Kinh Doanh Online
Bí quyết đầu tiên được rất nhiều người tin dùng đó là đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Một doanh nghiệp có hàng hóa tốt, dịch vụ chu đáo là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng. Tiếp theo, đó là việc doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trực tuyến liên tục cập nhật xu hướng của thị trường, theo dõi các trào lưu mới để sản phẩm và dịch vụ không bị lỗi thời. Và một điều cuối cùng chính là tạo ra được uy tín cho thương hiệu. Đối với 1 doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh trực tuyến, điều tiên quyết để khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó chính là sự tin tưởng vào thương hiệu đó, và doanh nghiệp có thể tạo ra được sự uy tín thông qua các phản hồi và đánh giá của khách hàng trên các sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội phổ biến.