Công ty Evoware (Indonesia) đã tạo ra một loại bao bì ăn được và phân huỷ sinh học 100% từ rong biển. Đây sẽ là một trong những giải pháp tiềm năng cho vấn đề ô nhiễm nhựa.
Nhựa mang đến lợi ích cho ngành công nghiệp, nhưng nó ảnh hưởng xấu đến Trái Đất. Tình trạng ô nhiễm nhựa ngày càng nặng nề. Và các chuyên gia dự đoán vào năm 2050 “đại dương sẽ chứa nhiều nhựa còn hơn cá“. Đây là một vấn đề gây tranh cãi cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm sử dụng một lần như chai nước giải khát, ống hút, bao bì, túi xách bởi vì chúng hầu như không phân huỷ theo thời gian.
Công ty Evoware ở Indonesia đã đưa ra giải pháp sản xuất bao bì phân huỷ sinh học làm từ rong biển có hạn sử dụng hai năm và hoà tan được trong nước ấm.
Nguồn ảnh: EvowareEvoware có hai loại bao bì cơ bản: một loại có khả năng phân huỷ sinh học dùng để gói xà phòng và các sản phẩm không tiêu thụ được; một loại có thể ăn được dùng để bọc thực phẩm, gói hương liệu hoặc dùng làm túi trà. Các loại bao bì ăn được gần như không mùi, không vị, không chất bảo quản, hoà tan được trong nước ấm và chứa các dưỡng chất như xơ, vitamin và khoáng chất. Eroeware 100% phân huỷ sinh học, hoạt động như phân bón tự nhiên cho cây trồng. Cũng như thực phẩm, bao bì có hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày sản xuất. Loại nhựa này hoàn toàn có thể in lên thậm chí ép nhiệt.
Nguồn ảnh: REUTERS/BeawihartaNguồn ảnh: Evoware“Bao bì rong biển có thể dùng để đóng các gói thực phẩm nhỏ như mì ăn liền, ngũ cốc, cà phê hoà tan, gói gia vị, bao gạo, bọc burger,v.v… Chúng giúp bạn bảo quản thức ăn tươi ngon thuận tiện hơn và cũng là cách bảo vệ Trái Đất khỏi ô nhiễm nhựa. Các sản phẩm không phải đồ ăn như tăm xỉa, xà phòng, băng vệ sinh cũng có thể được đóng gói bằng nhựa rong biển.” – Eroware.
Plastic Pollution Coalition công bố khoảng 33% nhựa được sử dụng một lần rồi vứt đi, khiến chúng trở thành một vấn đề toàn cầu. Mặc cho những lệnh cấm sử dụng nhựa, tái chế hoặc giải pháp chi thêm một khoản phụ phí khổng lồ cho từng vật dụng nhựa “xài một lần“, nhưng cách tốt nhất để có thể làm giảm ô nhiễm nhựa là chuyển sang các vật liệu xanh có thể tái tạo được và nhanh chóng phân huỷ để không làm tăng lượng chất độc hại vào môi trường nước.
Theo Evoware, xây dựng một công ty bao bì từ rong biển ở Indonesia có thể giải quyết một số vấn đề xã hội. Indonesia là quốc gia đứng thứ 2 trong việc “đóng góp” nhựa cho đại dương; khoảng 90% lượng nhựa toàn cầu thải ra ngoài đại dương và 70% chất thải đó xuất phát từ bao bì thực phẩm và đồ uống. Bên cạnh đó, dù Indonesia trồng được lượng rong biển nhiều thứ 2 thế giới, nhưng người nông dân vẫn còn rất nghèo.
Nguồn ảnh: EvowareBằng cách sử dụng rong biển được trồng tại địa phương để làm nguyên liệu cho bao bì có khả năng phân huỷ sinh học, Eroware đã giúp nông dân tăng kế sinh nhai của họ, cũng như giảm các chất thải làm từ nhựa. Công ty gần đây đã chiến thắng cuộc thi Social Venture Challenge Asia 2017. Cuộc thi không những mang lại cho họ một khoản tiền thưởng mà còn giúp họ đưa sản phẩm đến thị trường một cách rộng rãi hơn. Hiện bao bì rong biển đã được bán trên website của họ.