Chỉ với một câu hỏi duy nhất, nhà tuyển dụng đã biết nên nhận bạn hay không
Ở bất kỳ công ty nào cũng có những người chuyên cho và chuyên nhận. Với chỉ một câu hỏi duy nhất, nhà tuyển dụng sẽ biết ngay được liệu có nên nhận bạn vào làm hay không.
Người chuyên cho là những người rất hào phóng với thời gian của mình, họ sẵn sàng giúp đỡ các đồng nghiệp khác trong công việc kể cả khi điều đó làm ảnh hưởng đến thành công của chính họ. Người chuyên nhận thì hoàn toàn ngược lại. Họ là những người chỉ biết phục vụ cho bản thân mình, là những kẻ “hút” năng lượng của người khác. Để đạt được thành công cho riêng mình, họ sẽ đè bẹp bất cứ ai, bằng bất cứ giá nào.
Không khó để đoán ai là người tốt hơn cho công ty phải không nào. Chỉ cần có quá nhiều những kẻ chuyên nhận ở xung quanh là bạn biết rằng mình gặp rắc rối to rồi đấy. Những kẻ này sẽ lấn át những người chuyên nhận và cuối cùng, họ sẽ không bao giờ muốn giúp một việc gì nữa. Đương nhiên, những kẻ chuyên nhận không hề nhìn ra được vấn đề.
Tại sao bất kỳ công ty nào cũng cần những người chuyên cho đi?
“Những người chuyên cho thường hy sinh bản thân mình, nhưng điều đó lại giúp cho công ty phát triển hơn.” – Alan Grant, một nhà tâm lý học tổ chức đã nói như thế. Là một giáo sư của trường đại học Wharton ở Pennsylvania, cũng là tác giá có sách bán chạy nhất New York Times, ông vừa có một buổi trò chuyện với TED ( là một trong những tờ báo truyền cảm hứng nhất hiện nay) về vấn đề này. Ông đã nghiên cứu khá sâu về về cách vận hành của các công ty, tổ chức khác nhau để tìm ra được đâu là cách tốt nhất để chúng phát triển.
Dựa trên những nghiên cứu của Adam Grant, càng có nhiều người giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và dìu dắt lẫn nhau thì công ty ngày càng phát triển. Kết quả thu lại của việc cùng nhau phát triển này bao gồm việc thu được lợi nhuận cao hơn, sự hài lòng của khách hàng, giữ được nhân tài cũng như giúp giảm bớt chi phí vận hành cho công ty.
Vậy làm thế nào để tạo được văn hóa cùng tiến thế này? Là bạn nên chỉ thuê những người chuyên cho, không thuê những người chuyên nhận. Và đó mới là điều khó khăn đấy.
Rất khó để chỉ ra ai là người chuyên cho ngay từ lần đầu gặp mặt
Adam Grant đã chỉ ra rằng thật sự rất khó để bạn biết ai là người chuyên cho và chuyên nhận ở ngay từ lần đầu gặp mặt. Tất cả mọi người đều cố gắng hết mình trong cuộc phỏng vấn để cho những nhà tuyển dụng thấy rằng mình chính là những người chuyên cho. Adam Grant không đồng tình với việc quyết định thuê một người chỉ vì năng lực của họ phù hợp với công việc. Đó có thể là một cú lừa ngoạn mục đấy.
Adam tin rằng những người chuyên cho thường hay bốc đồng là những nhân viên bị đánh giá thấp nhất trong công ty. Họ là những người có thể thường hay tỏ ra gay gắt, thô lỗ nhưng thật ra, họ chỉ muốn giúp mà thôi. “Những người chuyên cho thường hay bốc đồng lại là những người bị đánh giá thấp trong công ty của chúng ta, bởi vì họ lúc nào cũng đưa ra những phản hồi tiêu cực mà chẳng ai muốn nghe, nhưng đó lại là những điều mà mọi người cần phải nghe.” – Adam nói.
Không phải bởi vì một người có năng lực phù hợp hay vượt trội là một người chuyên cho đi. Có vô số những người chuyên nhận lại có năng lực tốt ở ngoài kia. Adam gọi họ là những kẻ giả tạo. “Trước mặt thì tỏ ra tử tế, nhưng lại có thể đâm lén sau lưng chúng ta bất cứ lúc nào mà bọn họ có thể”, Adam nói. (Và chắc chắn là mọi người cũng biết một vài kẻ như vậy mà phải không.)
Không may thay, đến khi chúng ta nhận ra rằng họ chỉ là những kẻ giả tạo thì lúc đó đã muộn rồi. Nhưng sẽ chẳng là quá muộn nếu chúng ta để ý thật kỹ đến cách trả lời của một người khi được đặt cho một câu hỏi phỏng vấn như sau:“Bạn có thể kể ra 4 người mà năng lực làm việc của họ về cơ bản đã được bạn phát triển trở nên tốt hơn hay không?”
Đây là cách mà câu trả lời tiết lộ bản chất thật của một người
Adam nói rằng những người chuyên cho đi và chuyên nhận lại có cách trả lời hoàn toàn khác với nhau. Người chuyên nhận sẽ đưa cho bạn tên của 4 người có sức ảnh hưởng hơn họ. Tên của những người mà khi họ đề cập đến sẽ khiến bạn thấy ấn tượng. Bởi vì những người chuyên cho thường có xu hướng tự tâng bốc chính mình. Và họ dùng những người khác để làm bàn đạp cho những mục đích cá nhân của mình. Đó chính là lý do vì sao họ được gọi là những kẻ chuyên nhận.
Những người chuyên cho, về mặt khác, sẽ đưa cho bạn 4 cái tên mà bạn chưa nghe thấy bao giờ. Những người ngang hàng hoặc bên dưới họ trên thước đo năng lực. Bởi vì họ không chỉ chăm chăm vào làm thể nào để thành công mà họ còn muốn thúc đẩy, phát triển những người khác. “Hãy nghĩ xem, chẳng phải là bạn có thể đánh giá bản chất thật của một người qua cách họ đối xử với một người bồi bàn hay với một tài xế taxi hay sao.” – Adam nhấn mạnh.
Thế còn bạn thì sao? Bạn là một người chuyên nhận hay chuyên cho? Bạn sẽ trả lời câu hỏi đó như thế nào?