Khách hàng rời bỏ là số lượng khách hàng ngừng mua sản phẩm hoặc ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Thường thì phần khó khăn nhất là làm sao thuyết phục khách hàng quyết định mua hàng lần đầu với thương hiệu của bạn. Khi đã chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ thường quay lại khi cần bảo hành, sửa chữa, nâng cấp hoặc mua mới. Tuy nhiên, nếu khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ, điều đó chứng tỏ có vấn đề nào đó khiến họ thay đổi quyết định.
6 Cách để giữ chân khách hàng hiệu quả:
Xác định nguyên nhân khách hàng rời bỏ Để hiểu rõ nguyên nhân khiến một số khách hàng rời bỏ, cách tốt nhất là thực hiện các cuộc khảo sát trực tiếp. Các doanh nghiệp nên lập kế hoạch phỏng vấn những khách hàng khó tính nhất để tìm ra lý do tại sao họ chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Kết quả phân tích sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược, cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm tỷ lệ khách hàng rời đi. Lập danh sách những điểm cần thay đổi và thực hiện các cải tiến càng sớm càng tốt. Đừng quên so sánh tỷ lệ khách hàng rời bỏ trước và sau khi thay đổi để đánh giá hiệu quả.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc Dịch vụ chăm sóc thiếu chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến khách hàng rời đi. Theo khảo sát của Oracle, 89% khách hàng chọn mua hàng của đối thủ là do không hài lòng với dịch vụ của thương hiệu trước đó. Do đó, khi khách hàng liên hệ, hãy thể hiện sự tận tâm và mong muốn đáp ứng nhu cầu của họ. Đừng chỉ chờ khách hàng phản hồi mà hãy chủ động liên lạc, ngay cả khi họ không có yêu cầu cụ thể.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng Mỗi khách hàng đều muốn được đối xử đặc biệt và được ghi nhận sự quan trọng của họ. Cá nhân hóa trải nghiệm giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm. Hãy sử dụng email và các phương tiện khác như ZNS khác để phân loại khách hàng theo sở thích, nhân khẩu học hoặc lịch sử mua hàng, nhằm cung cấp trải nghiệm riêng biệt cho từng nhóm khách hàng.
>> Đơn vị phát triển Zalo Mini App
Trao quyền cho khách hàng Một số khách hàng không thích bị ép buộc mua hàng mà muốn tự tìm hiểu và quyết định. Để cân bằng việc tiếp thị lại và trao quyền cho khách hàng, hãy triển khai các giải pháp như phần mềm tích điểm thưởng . Khách hàng có thể tích lũy điểm mỗi lần mua hàng và đổi điểm lấy quà tặng hoặc ưu đãi khác. Ví dụ, phần mềm Panda Loyalty giúp khách hàng tích điểm trực tiếp trên Zalo mà không cần tải ứng dụng mới.
>> Gọi ngay 0839 405 469 để được tư vấn phần mềm tích điểm, đổi quà Panda Loyalty.
Cung cấp giá trị gia tăng ngoài việc bán hàng Để khách hàng ở lại, không chỉ cần sản phẩm tốt mà còn cần cung cấp thêm giá trị bổ sung. Bạn có thể gửi các bản tin hữu ích hàng tuần, chia sẻ bài viết hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cập nhật các chương trình ưu đãi, và khuyến khích đăng ký nhận thông tin qua email. Những nội dung này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng mà còn nhắc họ nhớ lý do đã chọn bạn ban đầu.
Sử dụng phần mềm CRM để quản lý khách hàng Đối với các doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn, việc quản lý dữ liệu có thể trở nên khó khăn. Phần mềm CRM giúp lưu trữ thông tin khách hàng trên một hệ thống duy nhất, giúp nhân viên dễ dàng truy cập và sử dụng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu khách hàng cho các chiến dịch tiếp thị và chăm sóc khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm để giảm thiểu việc rời bỏ.
>> Gọi ngay 0914 518 869 để được tư vấn viết phần mềm theo yêu cầu, trong đó phần mềm CRM, phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý kho, phần mềm DMS và nhiều phần mềm khác.
Công ty Phát Triển Phần Mềm Aegona
Fanpage: Công ty phần mềm Aegona