Hôm nay rảnh rỗi, tâm sự tí về vấn đề sức khỏe khi bầu bì đi các mẹ. Em đang “tập 2” được 7 tháng rồi nên muốn chia sẻ kinh nghiệm xíu cho các mẹ nè! Nói về sức khỏe bầu bì thì chắc bàn hoài không hết chuyện, nhưng có một vấn đề quan trọng mà em thấy rất ít người để ý, đó là cách chăm sóc vợ bầu của các anh chồng đấy ạ! Khi vợ mang thai, vai trò của bố cũng lớn vô cùng. Đôi khi chỉ một số thói quen của bố cũng khiến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi bị ảnh hưởng, đặc biệt là những thói quen, hành động sai lầm sau đây:
Hút thuốc lá
Nếu mẹ hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá trong thai kỳ, nicotin và hàng ngàn chất độc khác có trong khói thuốc lá sẽ khiến thai nhi khó hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, nicotin còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến phổi, não cùng các cơ quan khác của bé. Điều này dẫn đến việc thai nhi có thể bị sinh non, nhẹ cân, mắc các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch… và tỷ lệ tử vong bất thường sau khi ra đời cũng tăng lên rất cao.
Hay tranh cãi với vợ bầu
Khi bầu bí, hormone trong cơ thể thay đổi khiến tâm lý chị em thay đổi thất thường nhưng đừng vì thế mà dễ nổi nóng hay cứ cố tranh cãi, chấp nhặt với vợ nha các bố! Nếu cứ thường xuyên phải tranh cãi, sống trong áp lực, tinh thần của mẹ bầu sẽ dễ bị tổn thương đấy! Hơn nữa, thai nhi có thể lắng nghe các âm thanh bên ngoài và cảm nhận được tâm lý của mẹ rất rõ ràng, chỉ cần mẹ bầu buồn thì em bé cũng không thể phát triển tốt được đâu ạ. Mẹ thường xuyên khóc lóc, giận dữ, căng thẳng sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực làm thay đổi hormone và ảnh hưởng trực tiếp đến con, khiến con có thể bị chậm phát triển, tự kỷ, chậm nói hay mắc các dị tật khác nữa
Vai trò của bố rất quan trọng trong giai đoạn mẹ mang thai.
(Ảnh: Shutterstock)
Nghiện rượu bia
Cái này thì cần chú ý ngay từ khi có kế hoạch mang thai luôn, chị em nhớ nhắc nhở chồng nhé! Vì nghiện rượu bia sẽ khiến hormone nam giới thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng tinh trùng kém, dị dạng, kéo theo nguy cơ dị tật bẩm sinh cho bé. Còn khi vợ đã mang thai mà các bố vẫn nghiện rượu bia thì chắc chắn sẽ không có thời gian chăm sóc vợ chu đáo rồi.
Nếu có ý định mang thai, cả hai vợ chồng nên lập kế hoạch cụ thể, duy trì lối sống lành mạnh, đặc biệt là tránh xa các thức uống chứa chất kích thích như rượu bia trước cũng như sau khi có em bé nhé.
Nên làm gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bố hãy từ bỏ 3 thói quen xấu trên. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai và siêu âm tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín. Đặc biệt với những mẹ bầu bì sau 35 tuổi, có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy bất thường hay gia đình có tiền sử mắc các bệnh về di truyền thì càng phải chú ý hơn nữa. Nếu đang lo lắng về vấn đề này, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ làm thêm xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT bên cạnh các chỉ định khác như siêu âm, double và triple test để yên tâm hơn và giảm nguy cơ chọc ối (nếu có).
Còn về xét nghiệm NIPT là gì thì em chia sẻ luôn ở đây cho các mẹ nào chưa biết nhé! Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn mới nhất hiện nay, vì gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền nên trước đó em đã được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này. Em chọn xét nghiệm NIPT tên là triSure của Gene Solutions vì sau khi tìm hiểu thì thấy đây là đơn vị uy tín. Giá cả triSure cũng rất phải chăng, có đến 3 gói triSure3, triSure9.5 và triSure, giá lần lượt là 2.700.000 đồng, 3.900.000 đồng và 6.500.000 đồng với phạm vi khảo sát khác nhau. Về việc nên chọn gói nào thì tùy theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ đang khám thai cho mình để được hướng dẫn kỹ hơn mẹ nhé
triSure là xét nghiệm giúp tầm soát hội chứng Down, Edwards, Patau và các bất thường nhiễm sắc thể khác cho thai nhi.
Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp bố mẹ tầm soát nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh phổ biến do bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST), ví dụ như hội chứng Down, Edwards, Patau, Turner và các bất thường số lượng NST khác. triSure sẽ phân tích DNA ngoại bào (hay DNA tự do) của thai nhi có trong máu của mẹ, từ đó tìm ra các bất thường về số lượng NST ở thai nhi nên độ chính xác cực cao, lên đến 99%. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý triSure chỉ có thể phát hiện các dị tật do bất thường số lượng NST và 5 bệnh di truyền đơn gen phổ biến là rối loạn chuyển hóa đường galactose, bệnh Phenylketon niệu, bệnh thiếu hụt men G6PD, điếc bẩm sinh do di truyền và tan máu bẩm sinh Beta (đối với gói triSure9.5 và triSure) thôi ạ. Quy trình thực hiện thì rất đơn giản, đầu tiên các mẹ sẽ được tư vấn trước, sau đó tiến hành thu 7-10ml máu tĩnh mạch cánh tay làm mẫu, cái này hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi, mẫu sẽ được gửi về Gene Solutions phân tích, cuối cùng là trả kết quả và tư vấn kỹ càng cho mẹ sau xét nghiệm.
Các mẹ có thể bắt đầu làm xét nghiệm NIPT từ tuần thai thứ 9. Tuy nhiên, trước khi làm bất cứ xét nghiệm nào, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trực tiếp thăm khám, tuyệt đối không được tự ý quyết định. Ngoài ra, NIPT chỉ là xét nghiệm để đảm bảo gene của bé khỏe mạnh, các bố vẫn phải đưa mẹ đi siêu âm và khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của con đều đặn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và các bố nhớ phải quan tâm, yêu thương vợ bầu nhiều hơn nữa nha.