Điều hòa nhiệt độ dân dụng hiện nay hiện có 2 dòng chính là điều hòa inverter và điều hòa thường.


A. Inverter :


1. Ưu điểm :


+ Nói đến Inverter là trước tiên phải nói đến khả năng tiết kiệm điện vốn là sở trường của dòng này. Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 90% điện năng so với loại máy cùng công suất nhưng ko có khả năng tiết kiệm điện (dòng Non-Inverter). Về khoản tiết kiệm điện này nếu so sánh với số tiền thanh toán hằng tháng chỉ bằng 1/3-1/2 so với dòng Non-Inverter thông thường. Cái này nhà nào đã từng xài cả 2 điều hòa chắc chắn là tâm đắc nhất. Mức tiết kiệm điện tùy thuộc phải bộ board mạch được thiết kế kèm theo đồng bộ. Hiện nay về máy lạnh dân dụng thì các dòng cao cấp nội địa Nhật bản có hiệu suất cao nhất (ở VN hiện có: Daikin Arusara và tương lại là hàng của Panasonic). Tất nhiên nhìn vào giá của nó cũng khiến nhiều người giật mình.


+ Điều đáng chú ý nhất là khả năng duy trì nhiệt độ phòng cực kì ổn định. Luôn duy trì được mức temp được Set sẵn trên Remote (chênh lệch từ 0.1-1.5 độ). Điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi xài công nghệ này. Đặc biệt là luôn tạo không khí dễ chịu và máy vận hành ở mức êm, yên ắng nhất ngay cả khi bạn ngủ. Đó là tiện ích tuyệt vời nhất của điều hòa này.


+ Đa số các máy đều có thêm các tính năng như khử mùi (plasma); tạo ion giúp cho bầu không khí trong phòng bạn trở nên trong sạch và dễ chịu hơn; rồi cả xua muỗi...; Ngoài ra các dòng cao cấp nhất (chỉ dành cho các model cao cấp Nhật Bản) còn có tính năng tự vệ sinh lưới lọc gió hoặc gắn có cả bộ phận cung cấp gió ngoài lấy Oxy ngoài (gió tươi).


+ Rất thích hợp cho người dùng nhạy cảm về nhiệt độ và cho những bé sơ sinh hoặc người già (nhiệt độ an toàn cho bé ở mức 28-29*C luôn luôn chính xác)


+ Cho phép chạy ở mức 120-125% công suất khi phòng chưa đủ. Sau khi đủ lạnh thì sẽ giảm ở mức 50-75% công suất tùy theo bộ biến tầng kiểm soát. Chính vì có khả năng OverLoad cao nên máy sẽ dễ hỏng hóc hơn nếu chạy lâu trong tình trạng nhiệt độ phòng không xuống nổi (hoặc vô tình Set Temp trên Remote ở mức quá thấp ~ 16-18*C , do phòng ngủ không bao giờ xuống nổi 22*C nên dù Set dưới mức này cũng vô dụng). Hiểu nôm na ra là bạn đặt yêu cầu lạnh hơn nữa nhưng máy chạy PowerFul hoài không nổi thì bộ Board sẽ mau hư. Đây cũng là chú ý cho người sử dụng kẻo mua máy inverter về cứ kéo rẹt nhiệt độ xuống như máy thường là rất hại máy.


2. Khuyết điểm :


+ Không có khả năng chạy mức PowerFul quá lâu. Không cho phép chạy trong phòng có điều kiện quá tải so với công suất máy. Khả năng tiết kiệm điện chỉ thấy được 1 khi phòng đã lạnh và máy chạy ở chế độ duy trì độ lạnh đó. Máy điều hòa Inverter chỉ hoạt động theo yêu cầu Set nhiệt độ trên Remote, tức là bạn Set nhiệt độ bao nhiêu trên đó thì máy phải chạy PowerFul một cách mù quáng để đạt được tới nhiệt độ trên Remote rồi nó mới phát huy được khả năng tiết kiệm điện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là điều kiện phòng ốc như thế nào thì phải đi đúng với công suất máy tương ứng. Do đó bạn chỉ có quyền lắp máy đúng hoặc dư công suất khoảng 0.5HP theo thể tích phòng + điều kiện nhiệt độ bên trong phòng. Thành ra nếu bạn lắp máy điều hòa có công suất nhỏ vào phòng quá lớn thì khả năng tiết kiệm điện của máy sẽ gần như ở mức 0%, thậm chỉ khả năng hư hỏng và hao điện cũng sẽ cao hơn ở mức bình thường (lúc này, bạn nào học vật lý cũng hiểu dc vì máy có 2 quy trình biến đổi điện trước khi cho máy nén chạy.


Máy Inverter cao cấp nếu khả năng máy chạy PowerFul quá lâu ~ ban đêm khoảng 4-5.5 kWh cho mức dùng 8h.


- Khả năng sửa chữa khi có hỏng hóc là khó, nếu hỏng board thì hầu như chỉ có thay mới, giá thay vào tầm 2-3 tr. Tuy nhiên, để tránh bị mất tiền oan, hiện giờ các hãng đều cho phép checks mã lỗi bằng điều khiển, sau đó call cho hãng để đc hỗ trợ.


- Giá đầu tư ban đầu cao, thường là gấp rưỡi so với hàng điều hòa thường cùng cấp


- Công tác lắp đặt yêu cầu đúng chuẩn. Cục nóng nên được che nắng mưa vì nó có board điện tử ở đây.


- Các công tác bảo trì đơn giản như thổi bụi, rửa dàn nóng.... cần được tiến hành định kỳ và rất cẩn thận kẻo dễ bị hỏng phần điện tử (bị ngấm nước...)


B. Non- inverter


ưu điểm


- Cấu tạo đơn giản, chịu quá tải tốt, bền.


- Lắp đặt dễ hơn một chút. Có thể không che nắng mưa cho cục nóng mà không ảnh hưởng nhiều đến thiết bị.


- Giá đầu tư rẻ.


- Hư hỏng dễ sửa, giá sửa rẻ


- Có thể lắp không đồng bộ cục nóng hãng này với cục lạnh hãng khác. Tất nhiên có một vài mẹo nhỏ ở đây


Nhược điểm


- Tiền điện có thể gây sốc. Nhất là nhà nào chưa lắp điều hòa bao giờ.


- Nhiệt độ phòng không ổn định được như điều hòa inverter. Đó là do cơ chế hoạt động đơn giản, chỉ có 1 mức công suất của nó.


- Độ lạnh thổi ra luôn gắt hơn so với máy Inverter (do bản chất Non-Inverter luôn luôn chạy 100% công suất máy). Do đó sẽ gây cảm giác lạnh khô và rất dễ dị ứng với người hay mẫn cảm nhiệt độ.


- Do máy luôn chạy ở tình trạng 100% nên gió thổi ra kèm theo sẽ ở mức khoảng 18-22*C. Cho nên vị trí đặt của máy tốt nhất nên hạn chế gió thổi trực tiếp vào người khi ngủ. Vì gió lạnh thổi khoảng thời gian dài dễ bị viêm họng cho người lớn và viêm phổi cho trẻ em (bạn càng để gió ở mức thấp hơn thì hơi lạnh sẽ càng nhiều hơn)


- Đây là dòng máy Non-Inverter nên lúc bắt đầu khởi động Compressor sẽ có dòng Ampe cực cao xuất hiện. Nó dẫn đến hệ lụy là phải xài dây cấp, Aptomat, Ổn áp cho máy phải cao hơn máy inverter cùng công suất. Tùy theo công suất máy mà dòng Ampe này sẽ có nhiều mức khác nhau và thời gian duy trì mức Ampe này ở khoảng 0.5s - 5s (mình tính luôn trường hợp máy ko khởi động được). Mức Ampe này được tính như sau :


+ 1.0HP - Khi khởi động 18-20A , dòng Ampe chuẩn khi chạy FullLoad 3.3 - 3.8A (mình cập nhật thông số theo giá trị nhà sản xuất hiện tại luôn, cái cũ tạm thời mọi người quên đi, ko cần biết làm gì nữa). Dây điện cho máy thấp nhất >= 1.2mm, an toàn nên dùng 1.5mm - tính theo chuẩn dây CADIVI dạng cáp 7 sợi. Nếu khoảng cách dây nguồn nổi với máy >15m nên lên thêm 0.5mm


+ 1.5HP - Khi khởi động 26-30A, dòng Ampe chuẩn khi chạy FullLoad 5.1 - 5.8Ampe . Dây điện cho máy thấp nhất >= 1.5mm, an toàn nên dùng 2.0mm - tính theo chuẩn dây CADIVI dạng cáp 7 sợi. Nếu khoảng cách dây nguồn nổi với máy >15m nên lên thêm 0.5mm


+ 2.0HP - Khi khởi động 38-40Ampe, dòng Ampe chuẩn khi chạy FullLoad 7.5-9.3Ampe . Dây điện cho máy thấp nhất >= 2.0mm, an toàn nên dùng 2.5mm - tính theo chuẩn dây CADIVI dạng cáp 7 sợi. Nếu khoảng cách dây nguồn nổi với máy >15m nên lên thêm.


+ Một số máy có bộ phận rơle đóng cắt bên trong cục lạnh kêu hơi to (nhất là máy rẻ tiền), gây khó chịu cho người sử dụng.


Sử dụng:


+ Các lưu ý chính khi dùng cho máy đã nêu ở mục đầu.


+ Chịu khó vệ sinh theo định kỳ. Cái này có thể tự làm dc. (Dàn lạnh, tháo lưới lọc vệ sinh hàng tuần, hàng tháng; dàn nóng xịt nước rửa bụi hàng quý)


Lưu ý thêm cho nhà có trẻ nhỏ, người già, người nhạy cảm:


+ Nên mua điều hòa inverter vì chỉnh nhiệt tốt và không bị ảnh hưởng nếu set nhiệt độ cao.


+ Nên chỉnh điều hòa ở mức 28-29 độ, buổi trưa có thể chỉnh 30 độ nếu ngoài trời 40 độ.


+ Đừng giữ phòng quá kín, nhiều nhà chặn luôn cả khe hở phía dưới của cửa chính, điều đó là thực sự không nên, hãy tạo thông gió vừa phải. Với mức đầu tư thông thường, các bạn không thể mua dc dòng có cung cấp gió tươi nên các bạn phải lưu ý là điều hòa ở mức tiền này chỉ là điều hòa nhiệt độ chứ không được gọi là điều hòa không khí. Các bé cần nhiều ô xy, nếu nhà quá kín hoặc ko có thông gió, nồng độ cacbonic trong nhà rất cao, làm giảm sức khỏe và đề kháng của các bé.


+ Nên mua thêm quạt 5 cánh loại có điều khiển ( loại này chạy rất êm, có chế độ gió thoảng), vừa đảo không khí vừa tạo độ mát vừa phải. Tất nhiên không cần bật quạt vù vù, nhưng sự kết hợp của quạt nhẹ hoặc gió thoảng là cần thiết, vì điều hòa không thể làm mát đều tất cả các chỗ trong phòng được, những chỗ ở phía dưới dàn mát luôn nóng hơn một chút, các bé chơi đùa thì không thể tránh khỏi di chuyển tới nhiều chỗ của phòng.


+ Chỉnh cánh gió hướng ngang hoặc chỉnh sao cho không để hơi lạnh phả trực tiếp vào chỗ của bé.


+ Thường xuyên rửa lọc gió của dàn lạnh. 2 tuần 1 lần.


+ Trước khi cho bé ra ngoài, hãy tắt điều hòa trước 5-10 phút tránh sốc nhiệt cho các bé.


+ Có khăn mỏng quấn cổ cho bé, nhất là ban đêm, tránh các bé có thể nhiễm lạnh.


+ Buổi sáng, nên cho các bé uống 1 thìa nhỏ nước muối, các bé đỡ viêm họng hơn.


+ Buổi sáng sớm hoặc sau 6-12 tiếng bật điều hòa, nên tắt máy, mở phòng để xua bớt khí độc.


+ Không nên để bé ở điều hòa cả ngày, vừa làm giảm sức đề kháng của các bé, vừa làm cho các bé ít không có thời gian tiếp xúc, chơi bời.....


+ Nếu điều hòa inveter, có nút chỉnh mid dry thì nên bật, chế độ này hút ẩm vừa phải, nên rất tốt cho bé.


+ Với các gia đình dùng điều hòa thường cần tạo độ ẩm trong phòng bằng cách đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.


Kinh nghiệm chọn máy:


- Chọn máy điều hòa 2 cục thông thường các bạn dựa vào các tiêu chí sau:


+ Giá thành, bao gồm cả công và vật tư phụ lắp đặt (cho mỗi máy trung bình phải cộng thêm tầm 200 ngàn/ 1m ống. VD dự định chỉ có 10tr thì tiền máy chỉ dc vào tầm tối đa 9.5tr. Cái này đa số người VN mình toàn có nhầm, sinh ra cố, tất nhiên là cố được thôi, nhưng các bạn nên sơ sơ mà tính trước khi mua máy thì hay hơn!). Tiêu chí này đưa lên hàng đầu vì đầu tiên là tiền đâu!


+ Kích thước, điều kiện cụ thể của phòng, vị trí lắp đặt. Dây càng xa, vị trí càng khó thì tính thêm tiền vào đấy.


+ Có ưu tiên 1 chiều, 2 chiều, trẻ nhỏ....


+ Có ưu tiên về thương hiệu, độ sang trọng...


+ Có ưu tiên về không gian, ví dụ có thể xài điều hòa Multy; VRV cho các nhà chung cư hoặc biệt thự....


- Các bước tiến hành trước khi mua máy:


+ Bước 1: Xem phong thủy và xem kích thước ở vị trí đặt cục nóng, cục lạnh. Áng chừng xem cần bao tiền công và vật tư phụ.


+ Bước 2: Xem tiếp các tiêu chí ở trên, rồi tính xem nhà mình cần máy bao nhiêu Hp. Sau đó coi túi giờ còn bao tiền nữa (hoặc tính trả góp thì tùy). Vô website các hãng mà chọn các model phù hợp. Kết hợp với anh Google nữa khảo giá một số model, note vào đấy. Ưu tiên hàng thương hiệu như Toshiba, Pana, Daikin, Mitsu Heavy... Tất nhiên là còn tùy vào tiền nữa!


+ Bước 3: Bước này xài cái Phone mà call cho các chỗ xem chỗ nào rẻ nhất, điều kiện lắp đặt, bảo hành chấp nhận dc, thì xác nhận vào. Giá web thì vô vàn, đã mua thì phải call chứ đừng có chằm chằm nhìn vào giá web. Nhiều bạn cứ ngó cái giá kèm cả đống km linh tinh ở các siêu thị rồi chê giá cao là không phải. Điều hòa thì khâu lắp đặt quan trọng đấy, máy tốt mà không biết lắp thì cũng toi. Với máy cần hút chân không thì phải hỏi rõ luôn nhé.


+ Bước 4: Nếu còn thắc mắc có thể lên các diễn đàn hỏi thêm. Nếu dc rồi thì đặt hàng và chờ thôi!


+ Bước 5: Khi đã order hàng về nhà rồi thì kiểm tra mã hàng mua có đúng với số biên nhận và hàng đem tới không. Đồng thời kiểm tra luôn phiếu bảo hành của hãng (vì siêu thị chỉ là trung gian bán thôi chứ trách nhiệm bảo hành vẫn là của hãng khi đã quá 3-7 ngày sử dụng). Do khách hàng không biết điều này nên bị đùn đẩy trách nhiệm từ bên trung gian sang hãng là vậy. Vì điều này bạn sẽ biết xuất xứ rõ ràng của đồ bạn mua là ở đâu, date bao nhiêu, còn bảo hành gốc của hãng hay không (hoặc là bảo hành tự bảo hành của cửa hàng - siêu thị). Khi lắp đặt thì giám sát chặt chẽ, kẻo thợ lắp lúc nóng bức quá cố mà ăn bớt công đoạn thì sau chính bạn mới khổ.


Kích thước phòng tương ứng với công suất máy:


+ Phòng nhỏ dưới 30m3: Non-inverter: 0.75HP, inverter 0.75HP-1HP.


+ Phòng 30-36m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 1.0HP cho Inverter lẫn Non-Inverter. Có nắng chiếu, tường hoặc trần nóng khi sờ tay vào---> xài 1.5Hp inverter


+ Phòng 36-55m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 1.5HP cho Inverter lẫn Non-inverter. Có nắng chiếu, tường hoặc trần nóng khi sờ tay vào---> xài 1.5Hp-2Hp inverter


+ Phòng 55-80m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 2.0HP cho Inverter lẫn Non-inverter. Có nắng chiếu, tường hoặc trần nóng khi sờ tay vào---> xài 2-2.5Hp inverter


+ Phòng 80-110m3 : điều kiện ko nắng trưa chiếu bất kì hướng nào hoặc tường 20 sờ tay vào không nóng => 2.5HP cho Inverter lẫn Non-inverter.


- Nếu điều kiện phòng bị nắng trưa chiếu ảnh hưởng bởi bất kì hướng nào trong phòng (kể cả trần la phông mà ko cách nhiệt) thì cứ tính theo giá trị mét vuông (m2) ở mức 3m x 4m = 12m2 thì cộng thêm 0.5HP cho inverter. Nếu không thì nên xài non- inverter.


- Nếu điều kiện phòng là kinh doanh Internet hay phòng hội họp có số người đông thì tính 10 người hoặc 10 máy tính (1 máy tính là 1 người, nếu Combo máy tính có người xài thì tính là 2 chứ ko phải là 1) = 1.0HP.


- Nếu điều kiện phòng xung quanh toàn là vách nhôm thì cứ tính thất thoát nhiệt theo 2 vách nhôm có diện tích 4m x 4m = 0.5HP bù thêm cho máy là OK.


Khoảng cách an toàn, quy chuẩn ống máy chạy ổn định giữa UnitIndoor và Outdoor


1. Độ cao chênh lệch nhau giữa Indoor và Outdoor là +/- 5-7m ~ 2 tầng lầu


2. Yêu cầu lắp đặt cục nóng thấp hơn cục lạnh. Nếu cao hơn thì làm bẫy dầu, dây uốn hình cung (như chứ U ngược) sao cho đỉnh cao bằng mặt cục nóng.


2. Chiều dài ống đồng nối khoảng cách giữa Indoor và Outdoor không bị thất thoát nhiệt hao phí trên đường ống từ 2-5m. Tổng chiều dài ống mà >5m bắt đầu giảm 10%; >7m 15-20%; >10m 30%; > 15m thì hiện tại khó có máy nào chịu dc.


3. Ống đồng theo quy chuẩn cho công suất máy tương ứng : (nếu đi sai sẽ xảy ra tình trạng máy chạy không ổn định, cụ thể là kém lạnh)


+ Ống cho 1.0HP : chuẩn 6 + 10


+ Ống cho 1.5HP - 2.0HP : chuẩn 6 + 12. Riêng máy inverter có cả chuẩn 6+10



Các sản phẩm đang bán ở thị trường


Các thương hiệu lớn, các thương hiệu này hội tụ đủ cả các sản phẩm thượng vàng hạ cám, từ cao cấp đến bình dân. Vì thế các bạn đừng nghĩ cứ những ông này là tốt, nó còn tùy vào phân khúc sản phẩm cụ thể:



1. Panasonic :


Panasonic phân phối trực tiếp ở VN, hàng Pana sx ở Malaisia, Pana có khá nhiều trung tâm bảo hành. Mẫu mã nói chung là đẹp, phần nhựa tốt, dẻo, xài lâu ko bị dòn. Cơ bản nhất là nó dễ mua, bền.


http://www.panasonic.com/vn/consumer/air-conditioner/single-split-air-conditioner.html


* KC; YC : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22


* C : dòng Non-Inverter, 1 chiều, chỉ có thêm bộ phát Ion kèm theo, sử dụng Gas R22. Chi tiết bên ngoài hoàn toàn giống KC


* E : dòng Inverter, 2 chiều, sử dụng Gas R410a. Dòng này là dòng chất lượng nhất của Pana.


*YE: dòng inverter, 2 chiều, ga r410a. Tuy là dòng cắt giảm của dòng E nhưng chỉ cắt tính năng phụ cao cấp, giá tốt.


* A : dòng Non-Inverter, 2 chiều, sử dụng Gas R22


* S : dòng Inverter , 1 chiều, sử dụng Gas R410a, điện áp nguồn làm việc 220-240vol. Dòng TS của Pana giờ đôi tên rồi nhé. VD TS12 đổi thành S12.



2. Toshiba :


Toshiba phân phối trực tiếp ở VN, hàng Toshiba nếu xét về giá thì thuộc phân khúc cao cấp, chất lượng tốt, độ phổ biến thì dạo này chắc khá khẩm hơn tý, nhưng tựu chung là cũng khó mua.


https://www.toshiba.com.vn/san-pham/dieu-hoa-khong-khi


Hiện Toshi chủ yếu đưa về VN các điều hòa tiêu chuẩn, hiệu suất và giá cả là chỉ ngang hàng với các dòng cùng tầm tiền ở VN. Nhiều dòng cao cấp của nó sx bên thái lan không có ở VN. Thực sự hơi tiếc.


+ Non-Inverter 1 chiều: RAS-H10S3KS-V; RAS-H13S3KS-V; RAS-H18S3KS-V


+ Non-Inverter 2 chiều: RAS-H10S3KHS-V; RAS-H13S3KHS-V; RAS-H18S3KHS-V


2 hàng này nếu các bạn tìm dc chỗ mua Carrier thì hơn, vì giá tốt hơn, bên trong cùng là 1 thôi.


+ Inverter 1 chiều : RAS-H10G2KCV-V; RAS-H13G2KCV-V;RAS-H18G2KCV-V. Dòng này chất lượng tốt, giá cả và hiệu suất nằm trong top đầu của điều hòa inverter 1 chiều. Ngang hàng hoặc trên cả một số model của Pana, Mitsu Heavy, Daikin.


+ Inverter 2 chiều : hiện nay ko có sp nào.


3. Daikin :


Daikin cũng nhập qua công ty Việt Kim, sp của Daikin nói chung là dễ mua như Panasonic, đâu đâu cũng mua dc. Hàng SX ở Thái lan là chủ yếu. Giờ có cả hàng nhập Nhật rồi, nhưng giá hơi đẹp!


http://www.vi.daikin.com.vn/products/for_your_home/split.jsp


Daikin giờ ra model cực kỳ nhiều, hoa cả mắt, chất lượng từ khá đến cao cấp, tùy vào tiền. Mình thì kê tham khảo cho các bạn các dòng từ cao cấp nhất đến bình dân nhất( theo đầu model: VD FTXS35-NVMV).


* FTXZ : dòng Inverter, 2 chiều, sử dụng Gas R32. Siêu đắt, ~>40tr/ cái, hàng Nhật.


* FTXS : dòng Inverter, 2 chiều, sử dụng Gas R410a. Mấy năm gần đây lên giá, sắp đội sổ hàng cao nhất về giá rồi.


* FTKV: dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32, giá cũng ko rẻ, khả năng sẽ thay thế dòng FTKS trong tương lai.


* FTKS: dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a, giá cũng ko rẻ.


* FTKC : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32; dòng cắt giảm của FTKV; sẽ thay thế dòng FTKD


* FTKD : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22. Giờ chắc không còn nhiều nơi bán, nó đã ngừng sx.


* FTXM : dòng Inverter, 2 chiều, sử dụng Gas R32. Dòng hẻo nhất, xà xẻo nhiều nhất của Daikin. Có mua thì mua 1Hp còn có tý da thịt.


* FTM : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32. Dòng không cắt giảm, giá đắt, hiệu suất tốt.


* FTV : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32. Dòng cắt giảm


* FTNE : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a. Dòng bình dân


* FTE : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22. Đã ngừng SX


+ Các dòng muilty, VRV... các bạn xem trên website


4. Mitsu Heavy :


Mitsu Heavy do Hải lý phân phối.


http://www.haili.vn/San-pham.aspx


Mitsu hồi này cũng bắt đầu kế hoạch sinh đẻ model để theo kịp Daikin và Pana! Mình cũng kê tham khảo các model của nó ( theo đuôi: VD SRK35ZJ-S5):


* ZJ : dòng Inverter, 2 chiều, sử dụng Gas R410a. Dòng cao cấp nhất, hiệu năng và giá cả hiện giờ đứng tóp đầu với Pana và Daikin.


* ZMP : dòng Inverter, 2 chiều, sử dụng Gas R410a. Dòng cắt giảm, mà thằng này nó giảm còn sợ hơn cả Pana!


* YL : dòng Inverter, 1 chiều, sử dụng Gas R410a. Dòng cao cấp nhất, hiệu suất tốt, xếp ngang hàng dòng cao cấp của Pana và Dakin, chỉ dưới Toshiba


* YN : dòng Inverter, 1 chiều, sử dụng Gas R410a. Dòng cắt giảm, tương tự như ZMP. Mấy dòng này có mua thì cố mà mua dư công suất.


* CLV, CLS, CKS : dòng Non-Inverter, 1 chiều, sử dụng Gas R22. Dòng không cắt giảm, Hiệu suất tốt, giá tốt nhất trong các dòng cao cấp.


* HG, HE : Dòng non-inverter 2 chiều, sử dung ga R22, hiệu suất tốt, giá thành tốt.


* CMP, CM, CL, CK : dòng Non-Inverter, 1 chiều, sử dụng Gas R22. Dòng cắt giảm, giá thành tốt, hiệu suất trung bình.


* CRR: dòng Non-Inverter, 1 chiều, sử dụng Gas R410a. Hiện có mỗi model 9000 Btu thôi. Tương lại thì phải chờ.


+ Các dòng muilty các bạn xem trên website


5. Carrier :


- Có thể là cái tên xa lạ nhưng thực sự Carrier chuyên hơn về mảng điều hòa công nghiệp hơn là dân dụng. Hiện hãng vẫn hợp tác chung với Toshiba về dòng máy dân dụng loại nhỏ. Cụ thể là với dòng Non-Inverter thì giữa Toshiba và Carrier 2 hãng này chỉ khác 99% (nghĩa là khác chữ Toshiba thành Carrier đấy) chứ về chất lượng thì như nhau.


* CUR, CSR : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22.


* HUR : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22.


* CVUR : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dung Gas R410a. Giá thành tốt, hiệu suất dc, mỗi cái không phổ biến, và độ hoàn thiện thua Toshiba một chút!


Các dòng cấp trung. Các bạn cũng không nên cho rằng, các hãng này xếp dưới những hãng ở trên. Nhiều sản phẩm phải nói họ đang xếp trên cơ nếu tính đến giá thành đấy nhé:


6. Mitsubishi Electric (khác với dòng Mitsubishi Heavy, mọi người nên phân biệt rõ)


- Chất lượng của hãng này tại VN cho đến tại thời điểm này thì coi như "chìm" hẳn luôn. Lý do rất đơn giản là cấu tạo của máy 3/4HP ~ 0.75HP đã được sử dụng thay cho máy 1.0HP và hãng đăng bìa luôn thành 1.0HP. Model của 3/4HP này mình thấy nó đã có tại VN những năm 2000-2004 và đã tắt luôn, đến nay thì nó lại xuất hiện trong vai trò là .... 1.0HP T.T . Mitusbishi Electric trước kia có model loại SLIM nhưng ko hề SLIM tí nào vì kích cỡ của nó vẫn thuộc dạng đúng chuẩn, đúng công suất nên độ bền và hiệu năng ổn định nhất. Tuy nhiên đến giờ thì mọi chuyện lại khác, ko biết là do nhà đầu tư hay nhập khẩu nhập kiểu gì mà chất lượng lại quá tệ, tính ra thì so với Daikin giờ hết cửa so rồi ....


Có một số model giá tốt, so hiệu suất mang lại/ giá thành thì có thể mua dc.


7. Sharp


http://sharp.vn/vn/index.php/san-pham/thiet-bi-gia-dung/may-lanh


Thương hiệu này có công nghệ Plasmacluster Ion khá nổi tiếng. Sản phẩm thì cũng thuộc hàng loạn model, nhiều quá! SP tập trung vào giá thành tốt, chất lượng khá. Một số có giá tốt thì mua dc.


8. Hitachi


Hitachi vào thị trường mấy năm gần đây chủ yếu là hàng 1 chiều, cũng có đủ từ cao cấp đến trung bình.


http://hitachielectric.com/may-lanh


http://daiphuloc.com.vn/vi/


Sp Hitachi nếu nhìn vào giá thành/ độ phổ biến chắc người dùng khó mua. Họ quen với tủ lạnh hơn là điều hòa.


9. LG; SamSung :


http://www.lg.com/vn/may-dieu-hoa


http://www.samsung.com/vn/consumer/home-appliances/airconditioner


- Thương hiệu hàng đầu của Korea. Xét về khía cạnh điện lạnh thì chỉ có LG là xài ổn mà thôi; SS ngoài một số model cao cấp, hãng chắc còn phải cải tiến Compressor hơn nữa. Nói về chất lượng thì LG cũng có cái khôn trong đó là có vay mượn Compressor của Toshiba làm cho 1 số model của mình, tuy nhiên cho đến nay thì mình chỉ check thấy vài model xưa thôi chứ theo tình hình hiện tại thì Compressor vẫn là của hãng có cái Logo chữ LG to chà bá. Hãng này có thể gọi là xài theo kiểu "em thích Vespa nhưng chỉ có tiền mua Elizabeth" thôi. LG, SS nói chung làm cục indoor thì tạm dc, chứ cục outdoor nói chung là tương đối ồn.


Cả LG và SS đổi tên sản phẩm theo năm. Giống như đt, các bạn có thể thấy trên website rất nhiều model với tên khác nhau...



10. Các hàng khác:



Funiki, Reetech, Nagakawa, Sumikura, Kendo,Gree, Midea, Fujlux…. Nói chung là giá rẻ, tiền nào của đó, dòng thường thì xài cũng dc, nhưng tốn điện hơn các hãng nối tiếng ở trên.


Electrolux, Sanyo giờ thì không khác gì hàng TQ vì ruột TQ luôn rồi. Tất nhiên, khó đòi hỏi hơn ở mức giá rẻ đến bất ngờ đó.


Kinh nghiệm lắp đặt và sử dụng:



Lắp đặt:


+ Đảm bảo tản nhiệt tối đa cho máy, dàn nóng phải cách tường ~15cm, ko để ngược hướng gió. Như thế bạn phải kêu thợ kiếm cái giá đỡ tốt hoặc bạn tự nhờ hàn gia công. Khoảng cách lỗ đã có theo catalogue của máy.



+ Đảm bảo chỗ lắp sao cho lúc vệ sinh và lắp đặt dễ dàng, chứ đừng nghĩ máy chạy liên hồi, vì lúc vệ sinh hay thậm chí lắp khó khăn là thợ cũng oải.



+ Đảm bảo khoảng cách giữa 2 cục không dài quá. Càng dài càng giảm công suát lạnh và giảm hiệu suất. Máy điều hòa thông thường, tất cả các NSX đã cho bạn 0.8-1m ống dư ở dàn lạnh rồi, bạn chỉ cần lắp thêm tầm 1.5m ống nữa là xài bình thường.



+ Các máy xài ga R32; R410a thì nên hút chân không, bất kể inverter hay non inverter, nếu việc này đảm bảo thì máy có thể duy trì tối thiểu độ lạnh trong vòng 3 năm mà ko hề suy giảm. Trong trường hợp không hút mà bị hở thì với Ga này khả năng giảm lạnh rất cao. Khả năng bỏ tiền thay ga là sớm muộn. Đặc biệt các ga này vừa đắt đỏ, lại không hề dễ mà nạp dc (Nạp ga cho cái điều hòa treo lơ lửng chưa bao giờ là dễ dàng!)



+ Máy xài ga R22 hút dc chân không vẫn là tốt. Còn ko thì xả ga đuổi khí. Đường ống dài phải nạp thêm. Vấn đề nạp thêm ga thì phải có dụng cụ chứ không phải là tay không bắt giặc. Chí ít ông thợ phải có kẹp dòng (kiểm tra nạp xong dòng phải bằng dòng ghi trên cục nóng, ko dc cao hơn, cũng ko dc thấp hơn quá 10%); đồng hồ đo áp suất khí và máy hút chân không. Ga R22 cho máy 1-1.5Hp chỉ khoảng 1kg; cho máy 2Hp khoảng 1.5-2kg; giá ga hiện nay nạp có cao chăng nữa cho toàn máy cũng chỉ 200 000 cho máy 1.5Hp thôi (ko tính công 150 000) nên nếu có chêm thêm ga mà tổng giá lớn hơn thì các bạn đang bị róc xương….!



Hút chân không thế nào là đủ:


Đây là video mô tả 1 quy trình lắp điều hòa tiêu chuẩn, bao gồm tất cả các công đoạn:



Quy trình tiến hành hút chân không thông thường, thời gian mất tổng cộng tầm 2 tiếng trở lên)



Bước 1: Nối các dây của đồng hồ nạp với máy và bơm hút như hình vẽ.


Bước 2: Chạy bơm hút chân không. Hút chân không cho đến khi độ chân không đạt -760 mmHg hoặc thấp hơn. Với các trường hợp rò hết ga lâu ngày thời gian hút có thể cần tới hàng giờ. Với điều hòa lắp mới, thông thường chỉ cần 10-20 phút là hút chân không đạt được áp suất này.


Bước 3: Đóng van xanh (Lo side) của đồng hồ, tắt bơm hút chân không. Theo dõi kim đồng hồ trong khoảng thời gian khoảng 30 phút hoặc lâu hơn và chắc chắn rằng chỉ số của kim đồng hồ không thay đổi (áp suất không tăng lên).


Bước 4: Tháo dây đồng hồ khỏi bơm hút. Tiến hành xả ga hoặc nạp ga và hoàn thiện tiếp những bước cuối cùng.


Chú ý:


– Phải thường xuyên kiểm tra dầu bôi trơn của bơm chân không. Nếu thiếu phải bổ sung. Nếu bẩn phải thay dầu mới.


– Nếu dừng bơm hút trong quá trình hút chân không phải đóng van xanh của đồng hồ để tránh tình trạng dầu bôi trơn của máy nén hồi ngược vào trong hệ thống lạnh do chênh lệch áp suất.


- Nếu áp suất không đạt -760mmHg (-30 Psi) thì chứng tỏ hệ thống ống vẫn còn ẩm hoặc bị xì => Phải tiến hành kiểm tra lại.


- Với những máy hệ multi một dàn nóng nhiều dàn lạnh (loại không sử dụng bộ chia Gas) mà đi đường ống đồng riêng cho từng dàn lạnh thì hút chân không đường ống và xả gas cho từng dàn lạnh.


- Đối với ga R410A thì phải xạc ở thể lỏng.


- Lượng ga xạc thêm thì phải xạc theo hướng dẫn của nhà sản xuất theo từng loại máy.