Máy giặt Electrolux là một trong những dòng máy giặt được nhiều gia đình tin dùng nhờ độ bền cao và khả năng giặt sạch tối ưu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, cặn bẩn, bột giặt thừa và vi khuẩn có thể tích tụ, gây mùi hôi và ảnh hưởng đến hiệu suất giặt. Dưới đây là cách vệ sinh máy giặt Electrolux đúng cách giúp máy luôn sạch sẽ và hoạt động hiệu quả.
1. Các bước vệ sinh máy giặt Electrolux ở chế độ tự giặt
Trên các dòng máy giặt Electrolux hiện đại đều có các chương trình vệ sinh riêng như tub clean hoặc clean washer (vệ sinh lồng giặt). Cụ thể, với các cách vệ sinh máy giặt Electrolux bằng viên tẩy hoặc cách vệ sinh máy giặt electrolux cửa trên thông thường, bạn có thể tận dụng cách làm này để tiết kiệm thời gian.
Đối với cách vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang bằng chế độ tự vệ sinh lồng giặt, các thao tác thực hiện cũng khá đơn giản. Đầu tiên, để bắt tay vào thực hiện cách vệ sinh máy giặt cửa ngang Electrolux, bạn cần lấy hết quần áo trong máy ra và làm các bước theo hướng dẫn sử dụng của máy:
- Bước 1: Lấy hết quần áo trong máy giặt ra ngoài
- Bước 2: Cài đặt máy giặt theo chu trình giặt thông thường với nước nóng
- Bước 3: Lau lại lồng giặt một lần nữa để đảm bảo hiệu quả sạch nhất
2. Cách tự vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang tại nhà
Bước 1: Vệ sinh lồng giặt
- Đối với những máy giặt cửa ngang, lồng giặt là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Trước khi bắt tay vào làm sạch bộ phận này, nên nhớ lấy hết đồ giặt quần áo ở bên trong lồng giặt ra ngoài trước.
- Vệ sinh lồng giặt Electrolux cửa ngang bằng cách pha nước ấm cùng 2 - 3 cốc giấm, thêm 250g baking soda vào để tạo ra dung dịch để vệ sinh lồng giặt cực kỳ hiệu quả.
Bước 2: Vệ sinh bộ lọc và máy bơm
- Kiểm tra thường xuyên bộ phận bơm và van xả của máy giặt, vì các khu vực khớp nối giữa ống xả và máy giặt của bộ phận này cần được vệ sinh sạch sẽ. Nếu thấy có hiện tượng bám cặn, hãy sử dụng một chiếc khăn để lau sạch, hoặc thay thế mới nếu thấy ống xả đã quá cũ.
- Tháo bỏ hết toàn bộ nước có trong máy giặt bằng cách khóa vòi nước lại sau đó mở máy giặt để hoạt động cho tới khi không còn nước được bơm vào.
- Tháo rời bộ phận lưới lọc ra rồi sử dụng bàn chải để vệ sinh kỹ lưới lọc, không nên chải với lực tay quá mạnh sẽ có thể làm cho lưới lọc bị hỏng. Cuối cùng, lắp bộ lọc lại vào vị trí cũ và mở máy giặt để vận hành như bình thường.
Bước 3: Vệ sinh gioăng đệm và cửa
- Pha nước xà phòng ấm sau đó xịt vào bộ phận gioăng đệm.
- Sau đó, kéo lớp gập ngược lại để làm sạch kỹ phía bên trong.
- Tiếp theo, lấy một chiếc khăn khô lau lại nhiều lần cho thật sạch. Cửa máy giặt cũng có cách thực hiện vệ sinh tương tự.
Bước 4: Vệ sinh hộp chứa chất giặt và nước xả
- Tháo ngăn đựng ra rồi thực hiện vệ sinh cặn bẩn và chất dư thừa bằng nước lạnh.
- Tiếp theo, ngâm ngăn đựng chất giặt vào dung dịch chất tẩy rửa chuyên dụng trong khoảng sáu tiếng. Để đảm bảo không còn sót lại tạp chất bẩn nào, sử dụng nước nóng để vệ sinh khoang chứa một lần nữa.
Bước 5: Vệ sinh cửa máy giặt
Cần thật nhẹ nhàng mở phần nắp của cửa máy giặt ra rồi sử dụng một chiếc khăn ẩm tẩm dung dịch chuyên dụng tẩy rửa làm sạch kỹ bề mặt cả bên trong lẫn bên ngoài cửa máy giặt.
Bước 6: Vệ sinh bên ngoài
Dùng một chiếc khăn khô, mềm vệ sinh phần vỏ ngoài máy giặt bởi đây cũng là một khu vực dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm có thể làm hao mòn vỏ.
Lưu ý: Không nên dùng các hóa chất tẩy rửa để làm sạch bộ phận vỏ ngoài máy giặt bởi vì các chất này sẽ làm hư hỏng lớp vỏ ngoài của máy giặt. Nên thực hiện lau chùi bằng tay nhẹ nhàng để tránh làm vỏ máy trầy xước, tróc lớp sơn ngoài bảo vệ.
3. Kết Luận
Vệ sinh máy giặt Electrolux thường xuyên giúp quần áo sạch hơn, giảm mùi hôi và kéo dài tuổi thọ của máy. Bạn đã vệ sinh máy giặt nhà mình chưa? Nếu chưa, hãy thực hiện ngay hôm nay nhé!