Cách vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió là điều mà nhiều người dùng quan tâm vì sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn sẽ tích tụ bên trong dàn lạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và sức khỏe người sử dụng. Trong bài viết này mình sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách vệ sinh điều hòa âm trần nối ống gió chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé!
1. Bao lâu thì nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa âm trần nối ống gió?
Cũng như các sản phẩm điều hòa thông thường khác, điều hòa âm trần nối ống gió cũng cần được vệ sinh, bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo khả năng làm mát ổn định. Theo những chuyên gia điện lạnh thì người dùng nên bảo dưỡng điều hòa nối ống gió khoảng 6 tháng/lần.
Nếu thường xuyên sử dụng thì có thể bảo dưỡng thường xuyên hơn, việc bảo dưỡng điều hòa nối ống gió định kỳ còn giúp phát hiện sớm những sự cố hoặc dấu hiệu hoạt động bất thường của thiết bị để kịp thời khắc phục.
Việc bảo dưỡng điều hòa ống gió định kỳ cũng giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ lâu ngày trong máy có thể gây hại đến sức khỏe của người dùng. Bụi bẩn dày còn khiến điều hòa làm lạnh kém hơn, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây lãng phí điện năng và giảm tuổi thọ của thiết bị.
--> Bạn có thể vào đây để đặt: "Sửa điều hòa tại nhà" Nhanh Nhất
2. Cách vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió đơn giản nhất
2.1. Vệ sinh lưới lọc
Bước 1: Thực hiện tháo lưới lọc tại các hộp gió của miệng hút và miệng thổi của điều hoà.
Bước 2: Dùng máy bơm tăng áp hoặc vòi xịt rửa lưới lọc để loại bỏ bụi bẩn. Bụi bẩn tích tụ lâu ngày tại lưới lọc là nguyên nhân chính khiến vấn đề làm mát của điều hoà bị yếu đi.
Bước 3: Bạn có thể dùng khăn ướt hoặc bình vệ sinh điều hòa chuyên dụng để làm sạch phần mặt nạ (lớp vỏ bên ngoài) của điều hoà.
2.2. Vệ sinh dàn lạnh
Việc vệ sinh dàn lạnh của máy âm trần sẽ khó khăn hơn bởi chỉ cách duy nhất có thể tiếp xúc với không gian bên trong dàn lạnh là lỗ thăm trần. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng tua vít hoặc máy khoan pin cầm tay để tháo các bộ phận của dàn lành như hộp gió hồi, hộp gió cấp ra.
Bước 2: Dùng bơm cao áp hoặc vòi xịt rửa kỹ dàn trao đổi nhiệt của máy lạnh âm trần nối ống gió. Đây là khu vực bám nhiều bụi bẩn khiến máy lạnh làm lạnh kém.
>>> Xem thêm:
- Khám phá ưu, nhược điểm của điều hòa Multi
- Có nên để trẻ sơ sinh nằm trong phòng điều hòa không?
- Những lợi ích khi lắp điều hòa trên cao
Bước 3: Dùng vòi xịt hoặc khăn ướt để vệ sinh cánh quạt dàn lạnh. Lưu ý cần che chắn thật kỹ mô tơ và phần bảng mạch của điều hoà để tránh dính nước và gây nguy hiểm.
Bước 4: Làm sạch bụi bẩn và các chất bám dính ở máng thoáng nước để quá trình thoát nước của máy lạnh không gặp trở ngại.
Bước 5: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận, đợi khô tự nhiên rồi lắp đặt lại dàn lạnh như ban đầu.
2.3. Vệ sinh dàn nóng
Để vệ sinh dàn nóng máy lạnh, bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tháo vỏ dàn nóng rồi dùng vòi xịt hoặc bơm cao áp để xịt rửa sạch sẽ các bộ phận của dàn trao đổi nhiệt. Sau đó, vệ sinh vùng đế của máy lạnh để loại bỏ các vết hoen gỉ, bụi bẩn.
Bước 2: Xịt rửa cánh quạt dàn nóng và phần trao đổi nhiệt. Trong quá trình rửa, giữ cố định cánh quạt để không cho quay tự do làm nước bắn vào gây cháy mô tơ.
Bước 3: Tuyệt đối không xịt rửa phần máy nén và phần nguồn điện của điều hoà. Đặc biệt là các dòng máy lạnh âm trần nối ống gió được trang bị công nghệ Inverter.
2.4. Kiểm tra và nạp gas bổ sung cho máy lạnh
Khi đã vệ sinh xong dàn lạnh và dàn nóng của máy điều hoà âm trần, bạn kiểm tra xem các mối nối gas, nối điện xem có bị rò rỉ hay không. Sau đó, đo lượng gas xem còn nhiều hay ít và tiến hành bơm thêm gas vào thiết bị.
Sau khi đã hoàn thành, thiết bị khô tự nhiên từ 30-40 phút rồi khởi động lại nguồn điện và sử dụng bình thường.
3. Những lưu ý quan trọng trước và trong quá trình vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió
Khi vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Ngắt nguồn điện trước khi bắt đầu vệ sinh từ 10-15 phút để tránh nguy cơ bị điện giật.
- Cần sử dụng dụng cụ đúng cách: Dùng bàn chải mềm, khăn khô hoặc máy hút bụi để làm sạch các chi tiết bên trong máy lạnh, tránh việc ma sát quá mạnh làm hỏng hóc các bộ phận nhạy cảm.
- Lau khô các bộ phận của máy lạnh trước khi bật công tắc nguồn. Trong quá trình vệ sinh, nếu xịt nước để tránh tối đa việc làm ướt các bộ phận bảng mạch và dây dẫn nguồn điện của máy.
- Không sử dụng hóa chất mạnh để vệ sinh máy: Bạn không nên sử dụng các loại hoá chất làm sạch có khả năng ăn mòn hoặc xăng dầu để tẩy rửa các vết hoen ố. Ngoài ra, nên sử dụng nước máy thay vì nước ao hồ. Bạn có thể sử dụng bình vệ sinh máy lạnh chuyên dụng để thực hiện.
- Cần kiểm tra thật kỹ xem các bộ phận đã khô hay chưa. Sau đó, xem kỹ đã lắp các chi tiết trở lại đúng cách và chắc chắn hay chưa, rồi mới bật nguồn và sử dụng.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ các bước vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa âm trần nối ống gió đúng quy trình nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng, với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn.