Đũa là một vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình việt, nó được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày, trong các bữa tiệc, hay dùng khi nấu nướng. Đặc biệt là đũa tre, loại vật liệu làm đũa được rất nhiều người sử dụng từ xưa đến nay và rất quen thuộc. Bảo quản đũa tre như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến đũa tre bị mốc


Đũa tre là sản phẩm được làm từ chất liệu tự nhiên, cũng giống như các sản phẩm gỗ hay các sản phẩm tre khác, gỗ tre có tính hút nước rất cao, nên nếu đũa tre không đụng bảo quản đúng cách thì rất dễ bị ẩm mốc, dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho đũa tre dễ bị mốc:

nguyen-nhan-dua-tre-bi-moc


Nguyên nhân đũa tre bị mốc


1.1 Độ ẩm cao


Tre là một loại vật liệu rất dễ hút nước. Khi tre tiếp xúc với nước trong quá trình sử dụng hoặc sau khi rửa xong không được làm khô hoàn toàn. Độ ẩm tích tụ trên bề mặt là môi trường lý tưởng để ẩm mốc phát triển. Nếu đũa tre được cất đi trong khi vẫn còn ẩm ướt, nguy cơ ẩm mốc sẽ tăng lên rất nhiều.

1.2. Bảo quản trong môi trường kín và ẩm ướt


Một thói quen sai lầm thường gặp là bảo quản đũa tre trong hộp kín và không có lỗ thoát khí. Môi trường kín đáo, thiếu sự thoát khí, chính là môi trường cho ẩm mốc phát triển. Bên cạnh đó đũa tre cũng thường được để trong phòng bêp nơi đã có độ ẩm cao từ trước sẽ dễ làm đũa tre bị ẩm mốc hơn.

1.3. Sử dụng và vệ sinh chưa đúng cách


Sau khi sử dụng xong nhiều người có thói quen ngâm đũa và chén trong thao nước, khi đó đũa tre bị ngấm nước lâu, càng tăng nguy cơ ẩm móc. Nếu đã ngâm nước lâu mà còn không phơi đũa tre cho khô thì nguy cơ ẩm mốc càng lớn.

1.4. Không phơi khô hoặc sử dụng ánh nắng trực tiếp


Ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố giúp đẩy lùi nấm mốc. Nếu đũa tre không được phơi khô thường xuyên thì chúng sẽ trở thành môi trường cho ẩm mốc. Bên cạnh đó thì chất lượng gỗ tre cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bị ẩm mốc của đũa tre.

Vậy nếu đũa tre bị mốc thì làm sao? Cố gắng đừng để đũa bị mốc bằng các cách bảo quãn dưới đây nhe!!

2. Cách bảo quản đũa tre không bị mốc


Cách tốt nhất để đũa tre không bị mốc chính là hãy bảo quản chúng thật tốt trong một môi trường thật khô ráo và không ẩm ướt, dưới đây là những điều bạn nên áp dụng:

Sau khi sử dụng xong không nên ngâm đũa tre trong nước lâu mà nên rửa ngay sau khi sử dụng, sau khi rửa xong phải đảm bảo đũa khô hoàn toàn thì mới cất vào hộp hoặc ống dắt đũa, nếu hôm đó trời nắng thì bạn có thể phơi dưới nắng mặt trời rất tốt, còn nếu là buổi tối thì bạn nên trải ra rổ và đợi đến khi đũa khô hết thì mới cắt vào ống, hộp dắt đũa.

Cuối cùng là nên chọn một vị trí cao và thoáng trong nhà nếu gần nơi nào có gió hawocj ánh nắng thì tốt, còn nếu không hãy chọn nên thông thoáng, tranh nơi ẩm ướt như gần bồn rửa chén và dụng củ để đựng đũa cũng nên có lỗ thông gió để đảm bảo thông khí lưu thông.

Nếu như bạn đã lỡ đễ đũa tre bị mốc thì phải làm sao? Đừng lo bên dưới đây là những mẹo giúp bạn tẩy các vết mốc trên đũa tre cực kì an toàn.

3. Cách tẩy đũa tre bị mốc


Khi trong một khoảnh khăc nào đó bạn quên và vô tình để cho đũa tre bị mốc thì cũng đừng vội vứt chúng đi nhé, vì vẫn có một số mẹo giúp bạn loại bỏ những vết mốc khó chịu: 

cach-tay-dua-tre-bi-moc


Cách tẩy đũa tre bị mốc


Dùng nước chanh và muối


Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả chanh tươi và một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

Vắt chanh lấy nước, hòa tan cùng một ít muối hạt.


Ngâm đũa tre bị mốc vào dung dịch này trong khoảng 30 phút.


Sau khi ngâm, dùng bàn chải mềm chà nhẹ lên bề mặt đũa để loại bỏ vết mốc.


Rửa sạch lại đũa với nước ấm và để khô hoàn toàn dưới ánh nắng.


Công dụng: Chanh có tính axit tự nhiên và muối có khả năng sát khuẩn, giúp tẩy sạch vết mốc và làm đũa tre sáng bóng trở lại.

Sử dụng giấm và nước sôi


Nguyên liệu cần chuẩn bị: Giấm trắng và nước sôi.

Cách thực hiện:

Đun sôi nước và đổ vào thau, sau đó thêm khoảng 200ml giấm trắng vào.


Ngâm đũa tre bị mốc vào hỗn hợp nước sôi và giấm trong 20-30 phút.


Dùng bàn chải mềm để chà nhẹ các vết mốc cứng đầu.


Rửa lại đũa bằng nước sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.


Công dụng: Giấm có tính kháng khuẩn mạnh, khi kết hợp với nước sôi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc, đồng thời làm sạch và khử mùi cho đũa tre.

Dùng baking soda


Nguyên liệu cần chuẩn bị: Baking soda và nước ấm.

Cách thực hiện:

Hòa tan 2-3 thìa baking soda vào nước ấm để tạo thành hỗn hợp tẩy rửa.


Ngâm đũa tre bị mốc vào hỗn hợp này trong khoảng 1 giờ.


Sau khi ngâm, dùng miếng bọt biển hoặc bàn chải chà nhẹ nhàng để làm sạch vết mốc.


Rửa lại với nước sạch và để đũa khô tự nhiên.


Công dụng: Baking soda là một chất tẩy rửa tự nhiên, an toàn, giúp loại bỏ các vết mốc cứng đầu mà không làm hỏng đũa tre.

Phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời


Cách thực hiện:

Sau khi đã tẩy mốc bằng một trong các phương pháp trên, phơi đũa tre dưới ánh nắng mạnh trong vòng 1-2 ngày.

Công dụng: Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp làm khô đũa nhanh chóng mà còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc còn sót lại trên bề mặt đũa, đồng thời ngăn chặn việc mốc tái phát.

Lưu ý quan trọng:


Sau khi tẩy mốc, đũa tre nên được rửa sạch lại nhiều lần với nước sạch và để khô hoàn toàn trước khi sử dụng trở lại.

Nếu đũa bị mốc quá nghiêm trọng hoặc mốc xuất hiện nhiều lần dù đã tẩy sạch, bạn nên cân nhắc thay thế bằng bộ đũa mới để đảm bảo sức khỏe.

Với những cách tẩy mốc đơn giản và an toàn trên, bạn có thể kéo dài tuổi thọ cho đũa tre và bảo vệ gia đình khỏi những nguy cơ về sức khỏe do nấm mốc gây ra.

Với những thông tin này Bếp Việt Decor hy vọng đã cung cấp cho bạn những cách, mẹo hay trong bảo quản đũa tre hay tẩy mốc cho đũa tre. Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm tre thì có thể ghé qua cửa hàng Bếp Việt Decor.