Mẹ cần hiểu về sự phát triển của bé 1 tuổi để biết được các cột mốc về thể chất và trí tuệ mà con cần đạt được và làm sao để chăm sóc con đúng cách. Mình có tìm hiểu được vài thông tin hữu ích để chia sẻ với các mẹ có con trong giai đoạn này.
Sự phát triển của bé 1 tuổi về thể chất
Khi đã tròn 1 tuổi, bé có thể tự ngồi, bám vào các vật để đứng dậy, tự bước đi khi đang cầm nắm đồ vật khác. Con có thể chuyển từ nằm sang ngồi thật dễ dàng, tự ngồi và tự đứng lên, ngồi xuống. Một số bé đã có thể tự bước đi mà không cần hỗ trợ.
(Nguồn ảnh: ShutterStock)
Con có thể tự bốc đồ ăn và dùng ly để uống nước. Con đã sử dụng các ngón tay khá thành thạo. Con biết cầm đồ vật và buông bỏ hoặc trao đổ cho người khác. Con biết nhìn vào đồ vật hoặc tranh ảnh có tên cụ thể và biết bắt chước cử chỉ của người lớn.
Ở giai đoạn này, con dùng nhiều cách khác nhau để khám phá mọi thứ, ví dụ như lắc, vung tay hoặc ném các đồ vật ra xa.
>> Có thể mẹ chưa biết: 8 xe cho bé 1 tuổi an toàn, chắc chắn, giúp con tập đi hiệu quả
Phát triển cảm xúc ở trẻ 12 tháng tuổi
Bé 1 tuổi có thể nhận ra các bài hát quen thuộc, nhún nhảy theo nhịp điệu và hào hứng khi nghe được giai điệu quen.
Theo sự phát triển của bé 1 tuổi, con đã có khả năng diễn đạt nhu cầu của mình cho người khác thấy thông qua điệu bộ và cử chỉ. Con cảm nhận được sự xa cách, căng thẳng nếu không thấy bố mẹ ở gần mình. Con đã có cảm xúc trước người khác và biết thích người này, vật này thông qua biểu hiện trên khuôn mặt hoặc tiếng khóc.
Hiểu biết của con ngày càng tốt hơn nên mẹ có thể dạy con những bài học mới, chẳng hạn như rủ con cùng dọn dẹp đồ chơi, nói “con xin” khi được nhận món đồ gì đó hoặc vẫy tay chào tạm biệt.
Giấc ngủ và bữa ăn của bé 1 tuổi thế nào?
Phần lớn bé 1 tuổi cần 14,5 tiếng để ngủ mỗi ngày, tính luôn thời gian ngủ trưa và giấc ngủ ngắn khác. Mẹ có thể cho bé ăn mật ong và trứng. Mỗi ngày bé cần ăn 3 bữa chính và các bữa phụ với các loại trái cây, rau củ, sữa chua,...
Lượng sữa bé cần mỗi ngày tối đa là 400ml, có thể là sữa mẹ hoặc sữa tươi, sữa nguyên kem có đủ chất béo. Mẹ có thể ngưng cho bé uống sữa bột.
(Nguồn ảnh: ShutterStock)
Mẹ cần bổ sung cho con các loại vitamin hàng ngày như vitamin A, vitamin C và vitamin D để đảm bảo sự phát triển của bé 1 tuổi được toàn diện.
Mỗi ngày mẹ nên cho con uống nước lọc đầy đủ, ăn rau quả và hạn chế cho bé ăn những thức ăn có hàm lượng đường, muối và mỡ cao. Khi cho bé ăn, mẹ hãy cắt thực phẩm thành những miếng nhỏ để tránh việc con bị hóc nghẹn.
Khi nào mẹ cần cho bé 1 tuổi đi khám?
Mẹ đã biết bé 1 tuổi biết làm gì, phát triển như thế nào. Có một số trường hợp bé không đạt được những cột mốc phát triển bình thường, bố mẹ nên đưa con đi khám.
Một số dấu hiệu cho thấy bé 1 tuổi không phát triển như mong đợi là:
- Không biết bò
- Có sự hỗ trợ vẫn không thể đứng
- Không đi tìm món đồ chơi mà bé đã thấy bố mẹ giấu đi
- Không nói được các từ đơn giản như “ba, mẹ”
- Không biết chỉ tay vào đồ vật
- Không tiếp thu cử chỉ cơ bản như lắc đầu hoặc vẫy tay
- Quên những kỹ năng mà trước đó bé đã từng học được
Mẹ đã biết sự phát triển của bé 1 tuổi và những dấu hiệu bất thường cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên mẹ đừng quên mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau và chỉ mang tính tham khảo để đánh giá sự phát triển cơ bản của con. Vậy nên nếu lo lắng về bé thì mẹ có thể đưa đi khám để được giải đáp nhé.
Nguồn tham khảo: Vinmec
Xem thêm bài viết liên quan:
Chậu tắm cho bé sơ sinh loại nào tốt hiện nay?
7 món đồ chơi cho bé 1 tuổi được nhiều mẹ bỉm lựa chọn
Chăm sóc bé 1 tuổi thế nào để con phát triển toàn diện?
Bỏ túi 3 cách làm đồ chơi từ lõi giấy vệ sinh chỉ với 10 phút