Mỹ phẩm Việt Nam còn tồn tại vi phạm khiến người tiêu dùng không tin tưởng về chất lượng. Nhưng trong đó có nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển nâng cao chất lượng mỹ phẩm sánh ngang với các dòng mỹ phẩm ngoại nhập. Cùng tìm hiểu những tồn tại của mỹ phẩm Việt Nam và những ghi nhận nâng tầm mỹ phẩm Việt.

Những tồn tại vi phạm về kinh doanh sản xuất mỹ phẩm Việt

Tính từ đầu năm 2024, Cục Quản lý Dược đã liên tục ban hành công văn thu hồi mỹ phẩm kém chất lượng của các công ty mỹ phẩm, dược phẩm. Trong đó, nguyên nhân thu hồi chủ yếu do mỹ phẩm không đáp ứng được chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật, chứa thành phần không có trong hồ sơ công bố, vi phạm giới hạn kim loại nặng…

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hương tại Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng thuộc Bệnh viện Da liễu Trung ương, sản phẩm mỹ phẩm đạt chuẩn chất lượng sẽ phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt gồm tiêu chuẩn của nhà sản xuất, hệ thống bảo quản lưu trữ và phân phối, quan trọng nhất là tiêu chuẩn về các thành phần của mỹ phẩm được Cục Quản lý Dược quy định.

Cụ thể, mỹ phẩm không được chứa chất cấm và nồng độ các chất phải trong hạn mức quy định để không gây hại cho da cũng như sức khỏe của người dùng. Để đảm bảo được tiêu chuẩn ấy, nhà phân phối phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và trình hồ sơ lên Cục Quản lý Dược. Sau khi được kiểm duyệt, Cục Quản lý Dược sẽ cấp cho sản phẩm công bố mỹ phẩm, đủ điều kiện để được lưu hành trên thị trường.

Trên thị trường, mỹ phẩm kém chất lượng có thể là kem trộn, rượu thuốc, hàng giả, hàng nhái, hàng xách tay...  Các sản phẩm này có thành phần và độ pH không đạt chuẩn, không thân thiện với làn da, có thể làm phá vỡ hàng rào bảo vệ. Điều này khiến làn da yếu đi, dễ bắt nắng, dễ lão hóa và dễ mắc các bệnh về da.

Theo đó, các dấu hiệu cấp tính dễ thấy nhất là phản ứng dị ứng, kích ứng, đỏ da, ngứa, bong vảy. Mức độ nặng hơn là mụn nước, phù nề, nếu nhiễm trùng sẽ có các vảy tiết rất dày.

"Đặc biệt, khi sử dụng lâu dài có thể để lại hậu quả mãn tính rất nguy hiểm. Cụ thể, khi sử dụng các sản phẩm có chất cấm, sử dụng thường xuyên lâu dài sẽ gây nhiễm độc toàn thân. Chẳng hạn, bệnh nhân bị nhiễm độc chì, nhiễm độc các kim loại nặng mãn tính không chỉ gây biểu hiện ở da mà còn bị nhiễm độc thần kinh, suy gan, suy thận, vô sinh…", bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hương nhấn mạnh.

Chính những triệu chứng mãn tính là rất nguy hiểm và thầm lặng khiến người dùng không biết được ngay để dừng sử dụng sản phẩm.

Để làm đẹp an toàn, bác sĩ Mai Hương khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn nhãn hàng và cơ sở phân phối uy tín, tránh sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Trước khi sử dụng, nên được tư vấn bởi bác sĩ da liễu và thử sản phẩm lên vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng.

Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng triển khai nhiều xét nghiệm và thử nghiệm mỹ phẩm để đảm bảo an toàn cho người dùng. Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng của bệnh viện tiến hành xét nghiệm sản phẩm và kiểm tra dị ứng trên da để xác định tỷ lệ gây kích ứng, giúp tăng độ an toàn khi sử dụng mỹ phẩm.

Mỹ phẩm Việt trên hành trình phát triển vươn tầm quốc tế

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đang dần chiếm lại thị trường trong nước và còn từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Hiện nay, nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đã có mặt tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, và châu Âu.

Các thương hiệu mỹ phẩm Việt đang ngày càng khẳng định vị thế của mình nhờ vào chất lượng sản phẩm, sự sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển, cũng như chiến lược marketing thông minh.

Các công ty sản xuất mỹ phẩm đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D), hợp tác với các chuyên gia và phòng thí nghiệm uy tín trong và ngoài nước. Sản phẩm mỹ phẩm Việt Nam ngày nay được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên và công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.

Họ sử dụng các kênh truyền thông xã hội, hợp tác với các influencer và celebrity để quảng bá sản phẩm, tạo sự gần gũi và tin tưởng đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, việc tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế cũng giúp mỹ phẩm Việt tiếp cận và ghi dấu ấn với khách hàng quốc tế.

Một trong những thách thức lớn nhất khi vươn ra thị trường quốc tế là xây dựng thương hiệu và uy tín. Bắt nhịp xu hướng cũng như phát triển theo tầm nhìn, Công ty cổ phần dược mỹ phẩm PCOS đã đầu tư vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, minh bạch về nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất.

PCOS đang nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,.... Họ cũng đang là đối tác của nhiều đơn vị kinh doanh mỹ phẩm tại Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,....

PCOS là công ty sản xuất đa dạng nhiều dòng mỹ phẩm thiên nhiên như:

Ngoài ra, PCOS gia công sản xuất các dòng mỹ phẩm trắng da, mỹ phẩm chăm sóc tóc, mỹ phẩm chăm sóc cá nhân, hóa mỹ phẩm cho gia đình,...

Mỹ phẩm Việt Nam đang trên hành trình phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, đầu tư vào chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing thông minh và sự sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển, mỹ phẩm Việt Nam hoàn toàn có thể vươn tầm và cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới.