Bạo lực trong hôn nhân luôn là khởi nguồn của việc chia tay giữa các cặp đôi. Bạo lực có thể về cả thể chất lẫn tinh thần, xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Báo cáo năm 2019 cho thấy tại Việt Nam cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người (63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế do chồng gây ra. Nhưng phụ nữ không phải là đối tượng duy nhất của bạo lực gia đình. Vẫn có những người đàn ông phải gồng mình chống chịu những ngôn từ bạo lực, thậm chí là cả những trận đòn roi. Báo cáo trong năm 2016, trên cả nước có 6,9% vụ bạo hành gia đình do phụ nữ gây ra. Tuy nhiên, con số thực tế chắc còn nhiều hơn vì các anh chồng không báo với chính quyền địa phương để can thiệp, một phần vì ngại, phần còn lại là vì sĩ diện.

Nếu bạn đang gặp rắc rối trong vấn đề hôn nhân có thể tham gia sự kiện này nhé: 

Workshop Cách Giao Tiếp Hiệu Quả Trong Tình Yêu Và Hôn Nhân

Bạo lực gia đình do những người vợ gây ra thường không phải những trận đòn roi, đánh đập mà phần nhiều là những trận mắng nhiếc, cự cãi hay chửi bới. Nhưng có những anh chàng dù bị đánh đập như thế nào cũng không chịu lên tiếng. Khi mới yêu, trong lúc vô thức các chị vẫn thường hay véo bụng, véo tay bạn trai mình và bảo rằng đó là cấu yêu. Các anh thì chiều người yêu, dù đau mấy vẫn cố cắn răng chịu đựng, miệng gượng cười và bảo không đau. Nhưng chính vì sự chiều chuộng này, bản thân không lên tiếng đã khiến cho người mình yêu cảm thấy thoải mái trong việc cấu véo. Vui cũng cấu, buồn cũng cấu mà không vui không buồn cũng cấu. Lâu dần việc bạo hành người yêu hay chồng trở thành sở thích của một số chị em… Và nguy hiểm hơn là họ không nghĩ những việc làm nhỏ nhặt ấy lại là bạo hành gia đình!

Bạo hành nhiều nhất thường liên quan đến sự so sánh với chồng người ta. Có những người đi làm quần quật, về nhà mệt mỏi nhưng vợ vẫn cau có khó nhằn vì anh này chẳng chịu làm việc nhà như giặt quần áo hay bế con. Biết là công việc này không phải của riêng ai, mỗi người đều phải có trách nhiệm với gia đình nhưng các chị chỉ cần nói một lần là cánh đàn ông đã biết lắng nghe, đằng này có chị nói từ chiều đến tối, nói từ bữa tối đến khi đi ngủ và sáng hôm sau lại nhắn tin gọi điện để mắng tiếp. Rồi cáu quá lại mang người này, người kia ra so sánh, hạ thấp và không công nhận những nỗ lực mà chồng mình đang cố gắng. Thay vì mắng chửi hay hờn dỗi vu vơ, hai vợ chồng cần phải ngồi lại, sẻ chia với nhau những khó khăn trong cả công việc riêng lẫn việc nhà. Có thể mới có thể sắp xếp thời gian để ai cũng có thời gian riêng trong cuộc sống.

Bạo lực tình dục cũng là một trong những điều mà ít ông chồng nào dám lên tiếng. Nhiều người bị gắn cái mác không biết chiều vợ, “bất lực” nên chẳng dám sẻ chia với ai những bất thường trong cuộc sống chốn phòng the. Nhiều chị vợ có nhu cầu cao, bắt chồng “chiều” mình hết lúc này đến lúc khác, không kể tình trạng sức khỏe hay cảm xúc của chồng như thế nào. Pháp luật Việt Nam quy định người nào thực hiện hành vi tình dục trái với ý muốn của nạn nhân là phạm tội hiếp dâm, kể cả vợ chồng. Nhưng được mấy ông chồng lên tiếng tố cáo vợ ngược đãi mình. Mà kể cả lên tiếng thì cũng bị dè bỉu, kỳ thị và chê cười. Chỉ khi xuất hiện những tổn thương tâm lý hay thực thể thì họ mới được quan tâm, nhưng lúc này đã quá muộn rồi…

Xem thêm chi tiết tại đây nhé mọi người: vo-bao-hanh-va-su-im-lang-trong-tui-nhuc