Đọc tới cuối, bạn sẽ bất ngờ với câu trả lời 😉

Phụ nữ và nam giới vẫn thường cãi nhau rằng: Giữa việc sinh con với khi bị đá vào hạ bộ, ai là người phải chịu đựng nỗi đau khủng khiếp hơn? Phụ nữ hay đàn ông?

Chẳng cần phải nói thì tất cả chúng ta đều biết cả hai trường hợp đó đều rất đau đớn. Nhưng so sánh được mức độ của chúng quả thực rất khó. Nó đòi hỏi bạn phải định nghĩa cơn đau là gì? Liệu có một đơn vị khách quan nào có thể đo lường được nỗi đau giữa mọi người hay không? Tại sao một cú đá vào hạ bộ có thể khiến các anh thấy đau bụng, nôn mửa, tăng huyết áp đến toát mồ hôi?

Trước khi bắt đầu, có một tin đồn được lan truyền trên internet tuyên bố rằng cơ thể con người có thể chịu đựng 45DEL (đơn vị của nỗi đau). Nhưng một người mẹ có thể cảm thấy 58 DEL trong khi sinh con. Tuyên bố sau đó tiếp tục gợi ý rằng , đàn ông bị đá vào hạ bộ phải chịu nỗi đau lên tới 9.000 DEL. Ngoài chuyện cả hai lập luận này đều vô lý khi cho rằng những nỗi đau này vượt quá sức chịu đựng của con người. Đơn vị đau mà chúng sử dụng, DEL, thậm chí còn không tồn tại. Chỉ có một đơn vị đau từng được đặt ra là DOL, lấy từ “dolor” trong tiếng Latin nghĩa là “đau”. Nhưng chúng ta sẽ bàn đến nó sau nha.

🧐 Để thực sự trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần hiểu nỗi đau là gì?

Một nhiệm vụ không dễ dàng! Sự thật là có một nhóm tế bào thần kinh chuyên biệt trong cơ thể được gọi là “nociceptor” phản ứng với nỗi đau. Không giống như các dây thần kinh khác, phản ứng với mọi mức độ xúc giác hay nhiệt độ, nociceptor chỉ phản ứng nếu cơn đau vượt qua một ngưỡng nhất định.Một số nociceptor nhanh chóng gửi tín hiệu đến tuỷ sống và não bộ tạo cơn đau dữ dội và đột ngột cho phép bạn ra những phản ứng nhanh chóng. Nhưng một số nociceptor khác truyền tín hiệu chậm hơn chịu trách nhiệm cho những cơn đau âm ỉ kéo dài.

Định nghĩa đau của hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế vào năm 1994: “Đau là một cảm giác khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, đa số đi kèm theo các tổn thương tổ chức hay mô tả như một tổn thương tổ chức hoặc cả hai”.

🤔 Phụ nữ sinh con hay đàn ông bị đá vào hạ bộ - Ai đau hơn?

Đối với nam giới, tinh hoàn là cơ quan nội tạng đã được chuyển ra ngoài khoang cơ thể. Trong khi một số cơ quan nội tạng như gan không cảm thấy đau, một số cơ quan khác như tinh hoàn lại có rất nhiều nociceptor khiến nó trở nên đặc biệt nhạy cảm. Vì sự quan trọng của tinh hoàn, nó cần phải được đảm bảo tốt. Hơn nữa tinh hoàn được nối tới nhiều dây thần kinh ở dạ dày, cũng như dây thần kinh phế vị kết nối trực tiếp tới trung tâm nôn mửa của não. Đây là lí do tại sao khi bị đá phải, bạn sẽ thấy cơn đau lan ra khắp bụng. Thực sự thì chẳng có gì bảo vệ tinh hoàn, nên bị đá trúng nó sẽ càng khiến bạn cảm thấy buồn nôn nặng hơn, tăng huyết áp, nhịp tim và đổ mồ hôi.

Nhưng đừng vội kết luận nhé các anh! Dù việc sinh nở không ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nội tạng nào, nhưng sự căng thẳng cơ học của vùng tử cung cũng kích hoạt các nociceptor và gây ra những cơn đau tương tự trong cơ thể. Cũng phải nói rằng trong suốt quá trình tiến hoá, hông của phụ nữ ngày càng nhỏ, trong khi đầu của bé sơ sinh ngày càng lớn hơn. Chưa kể thời gian chuyển dạ trung bình tới 8 tiếng với một loạt cảm giác buồn nôn, mệt mỏi và đau đớn. Trên hết, sự căng giãn của mô cơ trong quá trình chuyển dạ, tạo ra những cơn đau buốt cục bộ.

Ok, vậy cả hai đều thực sự rất đau vì có nhiều cơ chế sinh học đã gửi tín hiệu kích thích đến trung tâm đau của não bộ. Nhưng vấn đề là nỗi đau không phải chỉ là một phản ứng vật lí đơn giản, mà đúng hơn, nó là một kinh nghiệm cảm nhận có tính chủ quan. Điều này có nghĩa là mỗi người lại cảm nhận nỗi đau theo một cách khác nhau. Và không chỉ tuỳ vào mỗi người thôi đâu. Nó còn tuỳ vào tâm trạng, sự tỉnh táo hoặc kinh nghiệm chịu đau trước đó mà nỗi đau sẽ ảnh hưởng đến bạn sẽ khác đi. Chính vì lý do này mà rất nhiều nỗ lực đo lường nỗi đau một cách khách quan đã thất bại. Ngày cả đơn vị DOL mà chúng ta nói đến trước đó. Điều thú vị là gần 80% những người bị cắt cụt chi trên trải qua một hiện tượng gọi là “nỗi đau ma quái” khi họ vẫn thấy đau ở phần chi đã cắt cụt mà không còn ở đó nữa. Và trong khi hiểu biết về cơ chế tạo ra nỗi đau vẫn còn rất ít, rõ ràng là trong trường hợp này chẳng có đầu vào nào kích hoạt phản ứng vậy mà những người cắt cụt chi vẫn thấy rất đau đớn?

Vì vậy nỗi đau không phải chỉ là một kích thích, nó là một trải nghiệm khác biệt ở mỗi người. Vậy là đủ để nói rằng, trong cả hai trường hợp, sinh con và bị đá vào hạ bộ, phụ nữ và đàn ông đều cảm thấy rất đau đớn. Chúng ta có thể nói rằng họ hoà nhau, mặc dù thực tế là trải nghiệm này hoàn toàn khác nhau và còn quá nhiều biến số còn phải xem xét. Trong một số tình huống, đàn ông có thể thấy đau đớn hơn phụ nữ hoặc ngược lại. Sự khác biệt chính là sau cơn đau, phụ nữ thì có một đứa trẻ được sinh ra, còn đàn ông thì bị giảm cơ hội có một đứa bé.

Còn dưới góc nhìn của bạn, ai sẽ đau hơn?

hình ảnh