Chỉ có người giáo điều, sắt đá mới chửi Đàm Vĩnh Hưng là "bất hiếu" khi tố mẹ cờ bạc nợ nần
Em vốn không phải là một fan hâm mộ cuồng nhiệt Mr. Đàm gì hết, chỉ vô tình lên mạng và xem được anh này live stream kể về những nỗi khổ tâm và nhọc lòng của mình khi mẹ ruột của anh là một con nghiện cờ bạc và cả chục năm nay, anh phải thay mẹ gồng gánh các món nợ nần. Nghe anh Đàm trải lòng mà em thấy thương và tội cho anh quá.
W2cULb9cSx
Đàm Vĩnh Hưng livestream khóc kể chuyện trả nợ cho người mẹ ham mê cờ bạc
Vậy mà không hiểu sao có nhiều người bất nhẫn, lòng dạ sắt đá và giáo điều đến mức xông vào mắng chửi anh không tiếc lời, bảo anh là “đứa con bất hiếu”. Không an ủi một lời thì thôi, cứ việc ngồi trước mang hình mà xem cảnh ngộ bất hạnh của người khác để “giải khuây”. Hình như thấy chưa đủ vui, họ nhảy vào mắng chửi như thể mình là đại diện cho những hiếu tử trên đời mà chưa hề bỏ ra giây nào suy xét cho kỹ lưỡng hoàn cảnh của người khác.
“Khóc làm gì? Thế nào cũng là mẹ cũng mình khóc cho thiên hạ biết à, không có mẹ làm sao có mình. Đối với ông, 20 tỷ là cái gì cơ chứ”
“Mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn để được báo hiếu thế này sao??”
“Không có mẹ thì không có mình nha thằng ngu. Có cần PR tên tuổi của mình khi đem mẹ ra bêu xấu không??”
“Bà có giết người, cướp của ...cũng vẫn là đấng sinh thành ra mình. Ăn có nhai, nói có nghĩ nha vì lời nói là đọi máu đó. Vạch áo cho người xem lưng thế ai sẽ xấu mặt đây ??? Não có vi trùng khuyết tật rồi thằng điên....haizzzzz”
“Những điều anh nói về mẹ ngày hôm nay sẽ có một ngày anh hối hận vì muốn có mẹ dù mẹ có làm điều gì sai thì vẫn là đúng vì mẹ chỉ duy mất 1 mẹ trên đời”
“Anh ơi, theo như đạo phật, đó là nghiệp anh phải trả. Cha mẹ, anh em là do duyên mà thành. Hãy vui vẻ đón nhận mà trả hết nợ để đời thanh thản”
“Kiếp đời sinh ra con người, người con tàn phá tức là kiếp trước cha mẹ nợ con. Cha mẹ làm khổ con tức là kiếp trước con nợ cha mẹ.Thôi đấy là nợ đời mình phải trả, mong anh vượt qua lỗi khổ này…”
Suốt 10 năm nai lưng ra làm việc, chạy sô, hát muốn bể phổi để trả nợ cờ bạc cho mẹ, thế mà người làm mẹ lại không thấu hiểu cho nỗi lòng của con cái, máu mê nổi lên lại lấy nhà cửa đất đai con cực khổ làm lụm để dành ra thế chấp để có tiền đánh bạc. Ai ở trong hoàn cảnh như Đàm mới có thể thấu hiểu được nỗi khổ của anh! Người làm con như anh sao không thấy nhọc lòng cho được?
Với anh thì chuyện công khai mẹ mình là một con nghiện cờ bạc và nợ như chúa chổm là chuyện chẳng đặng đừng. Nếu anh là đứa con “bất hiếu” như những lời mắng chửi trên thì anh đã không còng lưng làm việc, trả số nợ 20 tỷ đồng cho mẹ. Thực ra anh là người có hiếu hơn bất kỳ ai. Mẹ của anh mê cờ bạc không phải là ngày một ngày hai. Từ bé, anh đã phải thay mẹ chịu nỗi khổ nợ nần: “Má tôi là bà Trần Thị Thọ đã gây ra một số nợ nần suốt thời gian qua và tôi phải trả rất nhiều lần đến kiệt sức. Từ bé, tôi đã phải đi khất nợ và làm mọi thứ để đối diện với việc làm này". Thậm chí anh còn bị chủ nợ sỉ nhục, lột áo ngoài đường. Anh có cố gắng, phấn đấu bao nhiêu đều bị mẹ phá cho tan tành. Quá đáng nhất là mẹ luôn lấy cái danh của anh ra để mà đi vay mượn khắp nơi vì bà biết rằng mọi người yêu mến và nể trọng anh, chắc chắn họ sẽ cho bà mượn tiền. Vậy đó, phải bế tắc và cùng cực thế nào anh mới lên tiếng như thế.
Khi con người ta khổ đến mức không thể chịu đựng nổi nữa tự nhiên phải kêu gào, than vãn, để cho lòng được nhẹ nhõm hơn, để thấy đời mình bớt khổ. Nếu như khổ sở như anh Đàm mà còn có thể “vui vẻ, bình thản” đón nhận thì lúc đó người ta đã thăng thiên thành Phật mất rồi chứ không còn là người nữa!
Nhiều người cho rằng Đàm Vĩnh Hưng "bất hiếu" khi công khai tố mẹ cờ bạc nợ nần. Nguồn: Internet
Đọc bình luận của nhiều người chửi bớt anh Đàm “bất hiếu”, em thấy sao họ suy nghĩ giáo điều hết sức! Họ cho rằng dù cha mẹ có làm gì đi chăng nữa, có sai quấy đến mấy thì phận làm con vẫn phải chịu đựng. Cha mẹ nợ nần thì con cái phải gánh, đó chính là “trả hiếu”. Đành rằng cha mẹ sinh con ra, công ơn lớn như trời biển nhưng cha mẹ không có quyền sinh sát đối với con cái, không có toàn quyền quyết định cuộc đời con cái, không phải cứ đẻ ra con rồi muốn đối xử tùy tiện, muốn làm gì với con thì làm.
Thời xưa người Việt ta quan niệm rằng “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, nghĩa là cha mẹ muốn con cái chết mà con cái không chịu đi chết nghĩa là “bất hiếu”. Em nghĩ cái quan niệm về chữ hiếu này quá mù quáng và lỗi thời. Không phải quan điểm nào của người xưa cũng là chân lý và phù hợp với thời đại của chúng ta. Vậy mà có nhiều người vin vào chữ “NGU HIẾU” mà phán xét người khác. Con cái thời xưa phải tuyệt đối tuân lời cha mẹ mới là đúng đắn, còn cái cái ngày nay khi thấy cha mẹ làm sai phải biết can ngăn thì mới thật là phải đạo!
Hơn nữa em thấy một điều thế này, người phương Tây họ nhìn nhận về chữ hiếu, về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cởi mở hơn chúng ta rất nhiều. Mỗi một đứa trẻ khi được sinh ra trên đời là một cá nhân và khi đủ tuổi, cá nhân đó được hưởng mọi quyền và nghĩa vụ của một cá thể trong xã hội. Ở các nước phương Tây, con cái khi đủ 18 tuổi thường đã sống độc lập với cha mẹ rồi. Và nhiều người khi về già không hề sống cùng con cái.
Với họ, cha mẹ không có nghĩa vụ phải nuôi nấng con cái suốt đời và con cái cũng không có nghĩa vụ trả nợ cho cha mẹ. Với truyền thống coi trọng gia đình của người phương Đông, chúng ta có thể cho rằng người phương Tây sống quá lạnh lùng, thực dụng và không có sự gắn kết trong quan hệ gia đình. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là ở các nước phương Tây, giữa cha mẹ và con cái không có sự yêu thương, không có hiếu đạo.
Ngược lại hoàn toàn, họ đề cao YÊU THƯƠNG hơn là NGHĨA VỤ. Với họ, quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ nên được ràng buộc bằng tình yêu thương chứ không phải ràng buộc bằng nghĩa vụ. Và mỗi người nên tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Sự phân biệt rạch ròi tình cảm và nghĩa vụ của họ thực ra lại rất nhân văn. Và nhìn từ góc độ này thì Đàm Vĩnh Hưng không hề là một đứa con bất hiếu. Anh thương mẹ anh rất nhiều nhưng dẫu vậy, anh vẫn phải lên tiếng can ngăn khi mẹ sai quấy!