Hãy nhớ rằng không phải mọi vấn đề liên quan đến móng tay, móng chân là có thể được xử lý tại các cơ sở làm nail. Những tiết lộ này sẽ khiến chị em suy nghĩ và chú ý hơn trước khi muốn trang hoàng bộ móng của mình.
Ngày nay, việc trang hoàng móng tay móng chân đã trở thành một phần không thể thiếu của phụ nữ cũng như việc chải tóc hay trang điểm vậy. Thế nhưng chuyện ra tiệm làm nail, bên cạnh những điều cần lưu ý thì chị em cũng cần cập nhật thêm những bí mật “nội bộ” chỉ những thợ nail tâm sự riêng với nhau để có cái nhận thức tốt hơn về kiểu làm đẹp nhanh rẻ này nhé!
KHÔNG LÀM MÓNG KHI VỪA TẨY LÔNG CHÂN
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Việc dịch vụ làm nail nở rộ cũng đồng nghĩa với nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cao nên hầu như tại các tiệm nail bây giờ sẽ đính kèm thêm một số dịch vụ làm đẹp tiện ích khác điển hình như tẩy lông, wax lông,… Tuy nhiên, sau khi tẩy lông chân thì các lỗ hổng ở nang lông của chị em sẽ trở nên to ra, đây như là một lời “mời gọi” hàng ta vi khuẩn trong tiệm làm nail thâm nhập vào cơ thể.
Học viện Da liễu của Mỹ cũng đã từng khuyến cáo không nên tẩy lông chân ít nhất là 24 giờ trước khi làm móng. Nếu ai vẫn còn ngại ngùng thì hãy nhớ kỹ rằng: Các tiệm nail hoàn toàn không hề quan tâm đến lông chân chị em đâu nhé!
KHÔNG KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Nếu các dụng cụ làm nail không được vệ sinh cẩn thận trước khi khách hàng dùng thì nguy cơ bị nhiễm trùng nếu chẳng may gây ra vết thương rất cao. Bởi bước đầu tiên trong quá trình làm nail đó chính là nhặt da, sửa móng. Đây là công đoạn dễ gây vết thương hở, chảy máu. Đặc biệt, tại một số cơ sở không uy tín, thì càng không đủ kinh phí để mua các hóa chất khử trùng vì chúng rất đắt tiền.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên có riêng một bộ dụng cụ làm nail. Khi đến các tiệm nail thì chị em có thể mang đi và sử dụng. Điều này sẽ giúp đảm bảo vệ sinh và hạn chế bệnh cho chính bản thân chúng ta nếu hoài nghi việc khử trùng cẩu thả của của tiệm làm nail đó.
Gợi ý bộ dụng cụ làm nail các nàng nên sắm cho mình
1. Bộ dụng cụ cắt móng tay 19 món
Nguồn Internet
Có thiết kế nhỏ gọn, an toàn và có hộp da bảo vệ. Chị em có thể giữ vệ sinh an toàn tuyệt đối với dung cụ làm móng riêng của mình. Sản phẩm được làm bằng kim loại thép không gỉ, nhỏ, gọn, sử dụng êm tay.
Sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi
2. Bộ làm móng tay 18 món đa năng
Nguồn Internet
Bộ dụng cụ 18 món đa năng làm bằng thép không gỉ, an toàn khi sử dụng. Sản phẩm sắc, bén và bền đẹp, nhỏ gọn không chiếm nhiều diện tích. Vỏ hộp bọc bằng chất liệu simili cao cấp và sang trọng.
Sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi
3. Bộ bấm móng tay 16 món dụng cụ làm đẹp cắt móng làm nail nặn mụn
Nguồn Internet
Bộ dụng cụ làm nail màu xanh lá cây dịu mắt có các dụng cụ khác nhau đáp ứng nhu cầu chăm sóc tay, chăm sóc da mặt và chăm sóc chân. Bộ dụng cụ có bao bì bằng da, dễ dàng sắp xếp và mang theo. Các sản phẩm trong bộ dược làm bằng thép cacbon hoặc thép không gỉ bền, dễ làm sạch và bền với thời gian.
Sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi
ĐÈN UV THỰC SỰ CÓ HẠI
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Da liễu Australia đã chỉ ra rằng, sử dụng đèn hong móng UV để làm khô móng tay dạng gel có khả năng dẫn tới ung thư da. Chuyên gia thuộc ĐH Galway (Ireland) giải thích rằng, mặc dù những tia UV từ đèn hong móng khá thấp và khách hàng chỉ tiếp xúc với nó trong khoảng thời gian khá ngắn, nhưng những tổn thương từ tia tử ngoại này cũng tăng theo thời gian.
Nếu sơn móng tay gel liên tục, tiếp xúc với tia UV nhiều, chị em phải chấp nhận da tay có thể nhanh bị nhăn nheo, lão hóa. Vì thế, bạn nên chọn cửa hàng sử dụng đèn LED để làm khô móng gel hay bôi kem chống nắng trước khi chiếu đèn UV thì sẽ an toàn hơn.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Mụn cóc lây lan qua tiếp xúc từ người này sang người khi HPV tiếp xúc với một thương tổn trên da. Những vị trí dễ xuất hiện mụn cóc là lòng bàn tay, bàn chân. Mụn cóc có thể lây lan nếu một nhân viên của salon nail sử dụng cùng một miếng đá bọt mài da cho các khách hàng hoặc dùng chung khăn lau.
Vì thế, nếu sau một buổi làm móng mà chị em bị ngứa ở tay hoặc chân thì phải đi khám ngay bởi dấu hiệu đó cho thấy mụn cóc đang phát triển rồi đấy.
ĐỂ LẠI VẾT CHAI SẠN
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Các chuyên gia khuyên rằng, dù có bị vết chai ở chân thì cũng không nên loại bỏ chúng ở cơ sở làm nail. Bởi các lớp da luôn được tái tạo, khi lớp da cứng sần này bị lại bỏ thì lớp khác sẽ lại xuất hiện thậm chí vết chai đó còn gây đau nhức và rát khi đi giày nếu nhân viên dùng dụng cụ vệ sinh không đúng cách.
Đặc biệt nếu chị em sở hữu làn da mỏng, thợ làm không biết có thể vô tình làm xước, tạo cơ hội nhiễm trùng vết thương. Để tránh bị chai chân, chị em đừng nên mang giày quá chật, và nhớ bôi kem dưỡng ẩm cho bàn chân để giúp chân luôn mềm mại, mịn màng.
CẠO MÓNG TAY GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Chắc chắn nhiều người khi làm nail yêu cầu thợ sửa móng tay cắt tỉa sạch lớp da biểu bì bao quanh móng. Nhưng đây là 1 thói quen tai hại bởi phần biểu bì bao quanh mỗi móng tay (cuticle) này là một phần da của chúng ta.
Việc cố loại bỏ sạch chúng là chị em đang phá hàng rào, mở cửa cho vi khuẩn tha hồ xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, không ai dám chắc lúc loại bỏ lớp biểu bì này, chị em không bị trầy xước gì cả. Vết xước tuy nhỏ này sẽ tạo cơ hội lớn để vi khuẩn đột nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng móng, thậm chí gây nhiễm trùng máu.
THỢ LÀM MÓNG ÍT KHI NÓI “KHÔNG”
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Điều này quá thực không thể chối bỏ vì để trang trải cuộc sống và có thu nhập để chi trả tiền thợ, dụng cụ,… Chính vì thế, một số tiệm nail luôn sẵn sang “say yes” với tất cả loại khách hàng dù là những vị khách đang gặp vấn để về sức khỏe hay bệnh da liễu.
Ngay khi cả những người đang bị nấm móng, viêm da thì thay vì khuyên họ đến bệnh viện da liễu thì họ vẫn sẽ “kiếm thêm” bằng cách xem như chẳng có chuyện gì xảy ra hay.