Vắc xin trẻ em cần được tiêm đúng lịch và đủ liều giúp bé phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm theo cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ bởi đây là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng khi nhiễm bệnh cao do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì cơ thể non nớt nên trẻ cần được tiêm phòng vắc xin tạo kháng thể chủ động là cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ. Để đạt hiệu quả tiêm vắc xin trẻ em tốt nhất thì cha mẹ lưu ý tiêm đúng thời điểm được khuyến cáo và đủ số mũi cần thiết.

Các loại vắc xin trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Vắc xin trẻ em phòng bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao nên cần miễn dịch cho trẻ từ sớm để chống lại bệnh lây qua máu hoặc dịch tiết cơ thể. 

vắc xin trẻ em mẹ cần biết

Trẻ em cần được tiêm vắc xin trẻ em. Ảnh minh họa

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì trẻ sinh xong trong vòng 24 giờ cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B mũi đầu tiên. Khi trẻ đủ 2 tuổi, cần được tiêm 4 mũi vắc xin để đảm bảo có đủ miễn dịch phòng ngừa bệnh. 

Vắc xin phòng bệnh lao

Đối với trẻ sinh trong 30 ngày đầu thì được khuyến cáo nên tiêm sớm vắc xin phòng bệnh lao BCG để trẻ có miễn dịch sớm. Trẻ chỉ cần tiêm duy nhất 1 lần vắc xin BCG trong đời là có đủ miễn dịch duy trì cả khi trưởng thành. 

Tỷ lệ nhiễm lao ở Việt Nam hiện còn khá cao, đặc biệt là lao kháng thuốc điều trị khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh nên cần được tiêm trong 30 ngày đầu bé vừa ra đời. 

Vắc xin phòng bệnh phế cầu

Đây là loại vắc xin cần được tiêm cho trẻ và có số lượng tiêm đến 4 mũi với phân bố như sau: tháng 2, 3, 4 mỗi tháng tiêm 1 mũi. Khi trẻ được 12 - 15 tháng cần một mũi nhắc lại. 

Vắc xin phòng bệnh ho gà, bạch cầu, uốn ván, bại liệt, HiB

Vắc xin trẻ em trong giai đoạn dưới 5 tuổi không thể thiếu loại vắc xin kết hợp có tác dụng tạo miễn dịch chủ động với nhiều bệnh bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do nhiễm HIB gây ra. Trẻ từ 2 - 48 tháng tuổi cần được tiêm với liệu trình cụ thể và với 4 mũi tiêm này, cơ thể trẻ sẽ có miễn dịch cơ bản trong 4 - 5 năm đầu đời và cần tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 - 6 tuổi.

Sau đây là lịch trình tiêm vắc xin:

  • Mũi thứ nhất: Tiêm khi trẻ 6 - 8 tuần tuổi.
  • Mũi tiếp theo: Tiêm sau mũi trước đó 1 tháng.
  • Mũi tiêm thứ 4: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 2 tuổi và cách mũi thứ 3 ít nhất là 6 tháng.

Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Có khả năng xâm nhập và làm tổn thương hệ thần kinh của trẻ, virus viêm não Nhật Bản gây di chứng cho trí tuệ và làm tổn thương không hồi phục khiến trẻ có thể sống đời thực vật hoặc tử vong. Cho nên các ông bố bà mẹ nên lưu ý, Vắc xin trẻ em từ 2 - 6 tuổi cần tiêm là vắc xin viêm não Nhật Bản đủ liều 3 mũi tiêm. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Không nên tiêm văcxin cho trẻ tại nhà

Vắc xin trẻ em bố mẹ nên tham khảo

Như bạn cũng biết, cơ thể non nớt của trẻ rất dễ bị bệnh nên ngay từ lúc lọt lòng, các ông bố bà mẹ phải theo dõi và tìm hiểu các loại vắc xin trẻ em, tham vấn ý kiến bác sĩ để có thêm kiến thức. Trong bài viết này, ngoài 5 loại vắc xin kể trên thì bạn nên lưu ý là trẻ em cần tiêm nhiều loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác được khuyến cáo như: Vắc xin Covid-19 đang được Bộ y tế khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 5 tuổi. Vắc xin phòng bệnh thương hàn, vắc xin phòng bệnh thủy đậu,... 

vắc xin trẻ em tốt cho sự phát triển

Bé lớn khỏe mạnh nếu được tiêm vắc xin đầy đủ. Ảnh minh họa

Ở các trung tâm tiêm chủng cơ sở thì lịch tiêm sẽ được thông báo đầy đủ để các bậc phụ huynh chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng. Bố mẹ nên theo dõi và thực hiện cho đúng để đảm bảo sức khỏe cho con em nhé!

Vắc xin trẻ em nếu không được tiêm đầy đủ

Tiêm phòng vắc xin giúp bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không tiêm vắc xin cho trẻ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả mà trước tiên là mắc các bệnh do không có miễn dịch, bị tàn phế và thậm chí là tử vong. 

vắc xin trẻ em cần phải tiêm

Trẻ em cần được tiêm vắc xin đầy đủ. Ảnh minh họa

Các loại vắc xin trẻ em kể trên đề phòng các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, đậu mùa,... Bố mẹ nên tìm hiểu thêm, hỏi bác sĩ để ngừa cho con. Tuyệt đối đừng chủ quan mà vô tình đẩy con vào nguy hiểm khi không tiêm. Ví dụ như trẻ không được tiêm vắc xin phòng sởi thì dễ mắc bệnh kèm theo như viêm đường hô hấp, viêm giác mạc, viêm tai, viêm màng não,... 

Mỗi đứa con được sinh ra đời là hành trình nhiều cảm xúc và gian khó của cha mẹ. Vì vậy, hãy tìm hiểu và thu nạp thật nhiều kiến thức bổ ích dành cho mẹ và bé ngay từ khi mang thai. Đừng bao giờ chủ quan, cũng đừng đi ngược lại với khoa học và khuyến cáo của y tế. Việc hiểu biết và thực hiện tiêm vắc xin trẻ em đúng cách ngay từ khi sinh ra chính là việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người.

Xem thêm bài viết liên quan:

3 mốc thời gian quan trọng sau tiêm ngừa cho trẻ

Sắp tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi: 3 lưu ý quan trọng bố mẹ cần nhớ

Mẹ có con 5-11 tuổi: Chi tiết những điều cần biết trước khi cho trẻ tiêm ngừa