Hôm nay, Chứng khoán Tín Phong chia sẻ về "tâm lý FOMO", A/C đọc xem có bản thân mình trong đó không nhé. Cảm ơn cả nhà ạ.
FOMO, tiếng anh là "Fear of missing out" nghĩa là lo sợ bị bỏ lỡ cơ hội. Trong chứng cháo, FOMO thường được sử dụng để miêu tả cảm giác lo lắng của NĐT khi họ thấy CP hay chỉ số tăng giá một cách nhanh chóng và không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền.
FOMO thường dẫn đến các hành động đầu tư không cân nhắc kỹ lưỡng, dẫn đến rủi ro và thất bại. Ví dụ, A/C thấy giai đoạn tháng 3 và tháng 4 vừa qua thị trường và CP tăng rất mạnh, A/C sợ bỏ lỡ cơ hội mua vào kiếm tiền.
Đứng ngoài thì thấy CP A tăng, mua vào thì CP A đi ngang, còn CP B lại tăng mạnh, thế là lại bán A để mua B. Mới chốt lời B được 5% thì B lại tăng thêm 10%, thế là lại mua B vào. Nhiều A/C có kinh nghiệm hơn, bán xong B không mua B nữa, nhưng ngồi ngoài thấy CP C tăng 30%, nóng ruột quá lại mua vào, ngay đỉnh. Đu đỉnh cũng bình thường, chán nhất là khi C giảm lại múc trung bình giá, vì không chịu chấp nhận mình đã sai, lại toang thêm lần nữa.
Chắc chắn tất cả A/C đều từng bị, em cũng đã từng, thật.
Thắng đã chia sẻ rất rõ, để mua một CP bắt buộc phải nắm chắc 2 điều: (1) lý do mua và (2) điểm mua/chốt lời/cắt lỗ. Nếu không nắm vững 2 điều này, A/C sẽ bị lây nhiễm căn bệnh FOMO - nghĩa là vì thấy CP tăng và kỳ vọng tăng nữa nhưng KHÔNG BIẾT TẠI SAO GIÁ TĂNG. Hên thì ăn được thêm vài giá, mà xui thì ngậm ngùi làm cổ đông chiến lược...
Vậy, để không bị FOMO trong chứng khoán, điều cần thiết nhất vẫn là KỶ LUẬT. Nói kỷ luật thì cao siêu lắm, A/C chỉ cần làm giúp Thắng hai điều:
1. Nắm rõ lý do tại sao mua cổ phiếu: nếu CP không còn đi đúng như lý do mua (ví dụ gãy xu hướng, thanh khoản bán mạnh, lợi nhuận ròng giảm,...) A/C phải bán ra không cần biết CP sau khi bán tăng hay giảm.
2. Biết rõ điểm mua/chốt lời/cắt lỗ: giống như khi đi ô tô, trước khi ngồi lên xe A/C phải biết điểm đến, nếu không, đi lung tung rất dễ đi lạc, hoặc đi vào đường cấm và gặp mấy chú C.A, nhẹ thì 10 củ, nặng thì 30 chẹo, ở Sài Gòn là thế.
Đầu tư là một cuộc chơi dài hạn, vì vậy, A/C hãy chọn một phương pháp có tầm nhìn xa, đừng quá tập trung vào cuộc chơi T+2.
--
Chứng khoán Tín Phong