Tại hơn 600 địa điểm quốc tế, gã khổng lồ sản xuất đã ký cam kết không chất thải nguy hại vào các bãi chôn lấp, bao gồm hơn 240 nhà máy, cũng như các trung tâm phân phối, văn phòng và nhà kho.
Unilever ghi nhận thành công này là nhờ “phương pháp tiếp cận bốn R ” để quản lý chất thải.
Bằng việc lập ra một tầm nhìn rõ ràng: ‘Zero Waste’, thiết lập một mạng lưới kiến thức và khuyến khích nhân viên hành động, Unilever đã truyền cảm hứng tới nhân viên và các nhà cung cấp thực hiện tham vọng ‘Zero Waste’ của mình.
- Tăng cường mối quan hệ đối tác và chính phủ các nước sở tại
- Nâng cao chuỗi giá trị nâng cao trải nghiệm của khách hàng
- Tiết kiệm nguyên liệu trực tiếp và chi phí đầu vào
- Khuyến khích và truyền cảm hứng cho nhân viên công ty
- Đặt sự bền vững ở trọng tâm của mô hình kinh doanh giúp Unilever giữ được mối liên hệ với người tiêu dùng, và tăng cường mối quan hệ với các cổ đông.
Trong tương lai, Unilever sẽ tiếp tục chuyển đổi các hoạt động không sản xuất (nghiên cứu phát triển sản phẩm, tại hoạt động ở công ty và những trung tâm phân phối) theo hướng phát triển này để trở thành doanh nghiệp ‘Zero Waste’.
Tại Việt Nam, việc mang nét “xanh” vào kho bãi – trung tâm của chuỗi cung ứng cũng đang rất được chú trọng. Theo anh Phan chuyên gia tư vấn tối ưu kho bãi của giá kệ Vinatech Group cho biết “Hiện rất nhiều doanh nghiệp tìm đến chúng tôi ngoài yêu cầu về chất lượng giá kệ, dịch vụ hậu mãi thì yêu cầu về nguyên vật liệu sản xuất cần thân thiện với môi trường để cải thiện chất lượng không khí trong nhà kho đang rất được quan tâm”.