Apple nổi tiếng với những công nghệ ấn tượng và thiết kế đẳng cấp. Nhưng ít ai biết rằng cách Apple xử lý hàng tồn kho và quản trị chuỗi cung ứng cũng là một yếu tố dẫn đến thành công.

Tim Cook, CEO hiện tại của Apple, công ty đạt doanh thu 260,17 tỷ USD 2019. Ông gia nhập apple vào năm 1998, cùng thời điểm Steve Jobs quay về công ty, và ông đã biến những cải cách lại chuỗi cung ứng của Apple một cách “xuất thần”. Tim Cook tin rằng những sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay,… giá trị sản phẩm giảm rất nhanh, bạn sẽ mất 1-2% giá trị mỗi tuần Cook từng nói nói “hàng tồn là cội nguồn của tội ác”.

Trở lại năm 2011, so sánh cách các công ty công nghệ quản lý hàng tồn kho của họ cho thấy Apple hoạt động tốt hơn nhiều so với Dell, HP, Blackberry (RIM) và Motorola. Sử dụng công thức hệ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ (vì vậy với lĩnh vực sản phẩm công nghệ con số càng cao càng tốt). Năm 2011 hệ số này của Apple đã tốt hơn Dell 2 lần, tốt hơn HP 5 lần, 4,5 tốt hơn nhiều lần so với Blackberry và tốt hơn 5,5 lần so với Motorola.

Vậy Apple điều hành các hoạt động chuỗi cung ứng của mình như thế nào?

alt text


Táo Khuyết đã mua các linh kiện và vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, sau đó chuyển đến nhà máy lắp ráp. Từ đó, sản phẩm được chuyển trực tiếp tay khách hàng đặt hàng qua store online của Apple. Đối với các kênh phân phối khác như cửa hàng của Hãng và các nhà phân phối khác, Apple giữ sản phẩm tại Elk Grove, California (nhà kho trung tâm) và vận chuyển sản phẩm đi từ đó.

Bằng cách nào Apple đã quản lý hàng tồn kho tuyệt vời như vậy?


Câu thần chú của Tim Cook ngay ngày bắt đầu là cắt giảm hàng tồn kho, cắt giảm kho hàng và khiến các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau.Theo Cook, với sản phẩm công nghệ, giữ hàng tồn kho càng ít càng tốt là rất quan trọng. Tại sao? Ngoài vấn đề tối ưu chi phí, khi một đối thủ công nghệ có một sản phẩm mới, một cải tiến mới có thể thay đổi mọi thứ và làm giảm giá trị của sản phẩm. Vì vậy việc dự đoán chính xác mức doanh số bán hàng và không để tồn kho dư thừa là điều hoàn toàn quan trọng trong ngành công nghiệp máy tính, đặc biệt là khi sản phẩm mới hoàn toàn vượt trội hơn so với dòng sản phẩm cũ trước đây. Việc dự báo không chỉ dừng lại ở việc dự báo sản phẩm mà khách hàng sẽ mua mà với công ty công nghệ còn cần nhiều hơn thế… Doanh nghiệp cần dự báo về công nghệ sẽ là xu hướng của những năm tới. Việc làm tốt những điều này giúp Apple giảm chi phí với nhà cung cấp bằng cách đặt hàng dài hạn hơn.


alt text

Nguồn ảnh: Nhà Sản Xuất Giá Kệ Kho Hàng Vinatech Group


Mặc dù luôn nỗ lực đẩy vòng quay tồn kho nhanh, nhưng vào năm 2011 với sự kiện ra mặt ipad 2 Apple đã tạo ra sự thay đổi với chính sách “không bán vội vàng”. Khi sản phẩm được đưa đến các Store thì phải đến hai ngày sau chúng mới được mở bán bất chấp việc khách hàng xếp hàng dài phía trước. Biện pháp này được thực hiện để đảm bảo việc theo dõi hàng tồn kho diễn ra suôn sẻ và không có sai sót dẫn đến hàng tồn kho không chính xác.

Điều này có thế thấy, để xây dựng được hệ thống chuỗi cung ứng được đánh là “chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới”. Kho bãi và tồn kho là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, theo như anh Lâm với 10 năm kinh nghiệm về giá kệ kho tại Vinatech Group cho biết: “Một sai lầm phổ biến thường gặp hiện nay của những chuỗi chung ứng là đầu tư, tập trung vào việc mở rộng không gian hơn là tối ưu không gian kho chứa. Kết quả là, việc quản lý kho tốn nhiều thời gian và không hiệu quả làm đội lên rất nhiều lần."

Trả lời Trích dẫn