Hình ảnh xe tải lù đù, kho chứa hàng tạm, hệ thống tàu biển cũ và lạc hậu đã không còn… Giờ đây hệ sinh thái chuỗi logistics Việt Nam đã “chuyển mình”.


Cơ sở hạ tầng đường xá, cầu, trạm được nâng cấp, hệ thống kho bãi được tối ưu nhờ giá kệ hiện đại cùng phần mềm quản lý Xuất – Nhập – Tồn hiệu quả, ngành logistics Việt Nam được đánh giá là áp dụng công nghệ 4.0 bắt kịp xu thế và có tiềm năng phát triển trong những năm tới. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nhận định, tốc độ phát triển của ngành những năm gần đây tăng nhanh và mạnh, đạt 14-17% với quy mô 40-42 tủ USD/năm.

Logistics Việt Nam.jpeg

A. ĐÒN BẨY TỪ CƠ HỘI


Theo bộ công thương, sự phát triển của ngành vận tải và logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực, có khả năng cạnh tranh. Bởi Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics.


Trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập quốc tế và việc ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do, mở ra cánh cửa giao thương ngày càng rộng lớn cho Việt Nam. Cơ sở hạ tầng logistics như kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không… đang không ngừng được cải tiến.Theo anh Phan chuyên gia tư vấn tối ưu kho bãi của giá kệ Vinatech Group chia sẻ:” Những năm gần đây, nhu cầu kệ kho hàng tăng đột biến từ số lượng đơn hàng và quy mô lắp đặt. Nhà kho của doanh nghiệp đang dần được đầu tư và về đúng vị trí của nó – trung tâm của chuỗi cung ứng.”


Hơn nữa, Bộ Công Thương nhận định, quy mô thị trường dịch vụ logistics Việt Nam nhỏ chỉ khoảng 2-4% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng cao lên tới 20-25% năm. Thị trường logistics của Việt Nam tăng theo nhu cầu thương mại, gồm thương mại nội địa và xuất khẩu. Cùng với đó là sự tăng trưởng khá cao của ngành bán lẻ Việt Nam; là quốc gia có mật độ dân số đông, dân số trẻ, mức độ đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các thiết bị di động cao và khả năng tiếp cận, mua sắm trực tuyến.


Cùng với đó là sự tăng trưởng khá cao của ngành bán lẻ Việt Nam; là quốc gia có mật độ dân số đông, dân số trẻ, mức độ đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các thiết bị di động cao và khả năng tiếp cận, mua sắm trực tuyến.Thương mại điện tử phát triển làm gia tăng nhu cầu về dịch vụ giao nhận; xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm qua… Đây là những yếu tố rất quan trong thúc đẩy ngành vận tải và dịch vụ logistics phát triển.

z2199276469407_306044b8d25361cae391cad16d87c6ce.jpgNguồn ảnh: Nhà sản xuất Giá Kệ Vinatec Group

B. HỆ SINH THÁI LOGISTICS KHỞI SẮC


Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có 281 bến cảng với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Hệ thống cảng biển được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Hầu hết các cảng đầu mối khu vực: Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp.HCM... đã được nâng cấp có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 DWT. Ở khu vực miền Trung, khối cảng biển cũng đang trên đà "khởi sắc", nhất là cảng Đà Nẵng, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới.


Đối với vận tải biển quốc tế, đội tàu biển nước ta đang đảm nhận vận chuyển khoảng 7% thị phần và chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á. Đội tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một số tàu hàng rời đã vận tải hàng hóa trên các tuyến châu Âu", báo cáo cho hay. Về vận tải đường thủy nội địa, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2019, có tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hóa nội địa cao hơn nhiều so với Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU (trừ Hà Lan). Ngân hàng thế giới cũng đánh giá vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam đang hoạt động tốt với các dấu hiệu tăng trưởng và chuyển biến đáng khích lệ.


Về hạ tầng đường bộ, tổng chiều dài đường bộ của Việt Nam khoảng 180.000 km, trong đó có trên 154 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 24.866 km; tỉnh lộ 28.143 km; huyện lộ 57.033 km; ngoài ra đường đô thị trên 27.500 km, còn lại là đường xã trên 159.000 km.


Chất lượng đường đã được xây mới, sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên. Với vị trí cửa ngõ kết nối giao thương giữa ASEAN với Trung Quốc, một trong 3 cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Quảng Ninh đang tích cực xây dựng mới, nâng cấp hàng loạt công trình giao thông trọng điểm, nhằm tạo nên cánh cửa liên kết vùng mời gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư.

z2290282542067_88577341fc87be700025c901876fbf9d.jpg

Nguồn ảnh: Nhà sản xuất Giá Kệ Vinatec Group

​Trước xu thế hội nhập và phát triển, các trụ cột như hạ tầng, kho bãi… cho dịch vụ logistics cũng không ngừng lớn mạnh. Báo cáo Logistics 2020 của Bộ Công Thương chỉ rõ, dịch vụ kho bãi cũng gia tăng nhanh chóng nhờ các ngành sản xuất phát triển và người dân tăng chi tiêu tiêu dùng. Theo đó, giá thuê nhà kho cũng được kỳ vọng sẽ tăng trong các năm tới từ 1,5% đến 4% mỗi năm, kéo theo tỷ lệ kho trống giảm, các doanh nghiệp đẩy mạnh cắt giảm chi phí lưu kho và tối ưu không gian lưu trữ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tại Vinatech Group, chúng tôi đưa ra giải pháp tối ưu diện tích kho bãi từ những chuyên gia đầu ngành, cung cấp - thi công - tư vấn lắp đặt và bảo trì giá kệ đến toàn hệ thống kho bãi Việt Nam.


---------------------------------------------


Vinatech Group - Thương hiệu giá kệ chất lượng hàng đầu Việt Nam


Bề dày 10 năm kinh nghiệm trong tư vấn thiết kế


Nhà máy sản xuất công nghệ hiện đại bậc nhất


Độ bền vượt trội, đạt tiêu chuẩn châu Âu


Lắp ráp thông minh, dễ dàng di chuyển


Liên hệ ngay hotline 086.758.9999 để được tư vấn và báo giá nhanh nhất!