Những đại siêu thị lớn như BigC, Vinmart, AeonMall hay những chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn như Vinmart+, Coop Food, Cricle K,… luôn có một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu tâm lý khách hàng để tham vấn nhằm tăng trải nghiệm của người tiêu dùng khi mua sắm. Dựa vào kinh nghiệm thực tế và một số tài liệu sưu tầm mình “bật mí” một số yếu tố để cả nhà mình cùng nắm và linh động vận dụng vào mô hình kinh doanh của mình nhé!
1. ĐỊA ĐIỂM
Đây là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự thành bại khi kinh doanh ngành bán lẻ. Do đó, khi lựa chọn địa điểm cần lưu ý hai điều kiện.
Một là, vị trí kinh doanh cần đảm bảo giao thông thuận tiện, nên ưu tiên vị trí ngã 3 có 2 mặt tiền kinh doanh là một lợi thế.
Hai là, mật độ cửa hàng kinh doanh cùng sản phẩm. Nếu bạn kinh doanh cửa hàng tạp hóa chẳng hạn, bạn nên lưu ý xem xung quanh khu vực mình bán kính 500m, 1km và 2km đã có bao nhiêu cửa hàng tương tự?, sức mua và doanh số thế nào?. Từ đó, có kế hoạch tính toán được tiềm năng khi mở cửa hàng hàng tại vị trí như dự định.
2. KHÔNG GIAN
Không gian là nơi khách hàng mua hàng, người bán và người mua giao tiếp với nhau. Chính vì vậy bạn nên chọn nơi có không gian thoáng và rộng để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Với những cửa hàng có diện tích nhỏ hẹp từ 60m2 đổ xuống bạn cần cực kì lưu tâm phần trưng bày và thiết kế giá kệ khoa học để cửa hàng tận dụng tối đa mặt bằng cũng như không tạo cảm giác chật chội, bí bách khi khách hàng ghé mua.
Đây chính là bộ mặt của cửa hàng, quầy hàng được coi là một thủ pháp tăng doanh thu khá hiệu quả của doanh nghiệp, đặc biệt là nó có khả năng thu hút khách hàng khá mạnh. Nguyên tắc khi thiết kế cửa hàng là “dễ dàng, vững chắc, kinh tế và đẹp”. Ngoài ra, tên cửa hàng và biển bảng cũng là một yếu tố quan trọng, nó có thể giúp cho khách hàng phân biệt một cách dễ dàng đặc biệt kinh doanh của cửa hàng.
4. KẾT CẤU
Bạn biết đây, một cửa hàng kinh doanh tốt cần phải có một kết cấu hợp lý. Như một cửa hàng có nhiều quầy hàng thì khi thiết kế bố trí ta phải đặt quầy nào trước, quầy nào sau trong cửa hàng đó. Cách thức trưng bày hàng hóa và hình thức thể hiện là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Nó tạo cảm giác thích thú đối với khách hàng khi mua hàng, làm cho khách hàng có thể dễ dàng tìm mặt hàng mình cần mua, giúp cho khách hàng đi lại dễ dàng trong siêu thị. Ngoài ra đây còn là yếu tố kích thích nhu cầu của khách hàng…
5. MÀU SẮC
Màu sắc cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với thái độ và cảm xúc của khách hàng, “màu sắc ảnh hưởng đến 85% lý do bạn mua một sản phẩm cụ thể”. Phụ nữ không thích màu xám, cam và màu nâu. Họ thích màu xanh, tím và màu xanh lá cây. Nam giới không thích màu tím, cam và màu nâu mà thích màu xanh, màu xanh lá cây và đen. Với những bạn chọn mở cửa hàng quy mô lớn nên cân nhắc yếu tố này khi phân chia quầy hàng cho khách hàng nam giới và nữ giới. Bên cạnh đó, bạn cần phải thiết kế một cách hài hòa về màu sắc giữa các nhãn mác mà các hàng hóa được bày trong khu vực. Màu sắc nổi trội dễ gây được sự chú ý nhưng phải tuân theo quy định và nguyên lý và nó phải phù hợp với màu tường, trần, sàn… và cả ánh sáng.
6. SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA CÓ MẶT TẠI CHỖ
Số hàng hóa tại một khu vực nào đó không nên quá ít khiến khách hàng không có sự lựa chọn, tuy nhiên không nên trưng bày quá nhiều làm cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn hàng hóa để mua và tạo cảm giác chật chội cho khách hàng.
7.THÁI ĐỘ PHỤC VỤ
Các chuỗi cửa hàng tiện lợi của những ông lớn đang mọc lên nhanh như nấm và phủ khắp mọi vị trí đắc địa. Vậy “vũ khí” cạnh tranh của bạn có gì? Hãy nhớ tên khách hàng cũ và luôn chào đón bằng nụ cười niềm nở. Bạn có thể giải đáp thắc mắc và có thể gợi ý họ những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Chính thái độ bán hàng sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh và làm nên khách biệt cho cửa hàng của bạn.
Đây là một số kinh nghiệm mình tự đúc rút và học hỏi được, các nhà có thể tham khảo và chọn lọc những yếu tố phù hợp với tình hình thực tế và quy mô cửa hàng mình nhé. Hãy để bình luận phía dưới nếu bạn có thêm câu hỏi, biết được gì mình sẽ hỗ trợ.