Nếu là xã hội phong kiến ngày xưa thì tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người, cái tư tưởng luôn là phụ nữ con gái thì ở nhà chăm lo cho gia đình, không làm được việc gì ra hồn, không thể làm những việc to lớn như kiếm tiền, nên chỉ ở nhà nội trợ, chứ không được ra ngoài đi làm, như vậy là bẽ mặt gia đình, nói chung phụ nữ thời xưa bị coi thường vô cùng, phải phục tùng mệnh lệnh của đàn ông trong nhà, như kiểu đặt đâu phải ngồi đấy vậy, mặc đu từ thời xưa chúng ta đã có những người phụ nữ anh hùng giỏi giang, nhưng không hiểu sao không ai đứng lên bác bỏ cái hủ tục này.
Sau đó thì đương nhiên xã hội phát triển vừa tự nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ vừa du nhập văn hoá phương Tây vào Việt Nam khiến cho phụ nữ được đưa lên 1 đẳng cấp mới, không còn bị coi thường như xưa nữa, hiện nay nhiều gia đình người phụ nữ là người cầm trịch quản lý tất cả mọi việc trong nhà chứ không phải chỉ ở nhà nội trợ, họ được tham gia vào các cuộc họp cấp cao quan trọng, được đóng góp ý kiến trong gia đình, họ được ra ngoài đi làm kiếm tiền, công bằng bình đẳng giới so với đàn ông.
Tuy nhiên không phải công bằng thì vấn đề gì cũng có thể công bằng hết được, hiện nay vẫn còn nhiều vùng quê giữ quan điểm lạc hậu là trọng nam khinh nữ như thế, chẳng nói đâu xa, ngay nhà mình thôi con trai luôn được coi trọng hơn, mỗi lần họp gia đình là ngồi bàn trên nói chuyện với ông lớn chứ phụ nữ thì ngồi mâm dưới hết. Nói chung mặc dù đã tiến bộ hơn xưa nhưng 1 số bộ phận trong người dân Việt Nam vẫn còn giữ tư tưởng cũ kĩ và lạc hậu ấy.