Những nỗi đau về mặt thể xác luôn dai dẳng trong tâm trí con người, theo thời gian, điều đáng buồn là nó không hề với đi mà lại ngày càng khắc sâu vào trí nhớ. Điều quan trọng là bản thân mỗi người phải học được cách buông bỏ và hàn gắn các vết thương lòng. Chỉ có bản thân bạn mới là người chữa lành tốt nhất cho từng vết thương của mình.
Đối diện với nỗi đau
Điều đầu tiên bạn cần phải làm là can đảm đối diện với nỗi đau ấy, với những thứ đã làm mình bị tổn thương. Thông thường chúng ta thường chọn cách tránh né và hạn chế chia sẻ về bản chất của vấn đề, bởi nghĩ rằng việc này chỉ đang "xát muối vào vết thương".
Nhưng việc trốn tránh sẽ càng làm mọi thứ trở nên tồi tệ khi bản thân bạn trở nên nhạy cảm với toàn bộ những thứ liên quan đến việc trốn tránh, khiến trái tim yếu đuối của bạn nhận thấy rằng nó đang trở nên yếu đuối hơn. Việc trốn tránh có thể dẫn tới việc bạn dễ dàng bị tổn thương thêm nếu có một biến cố hoặc một vấn đề khác xảy đến. Chúng ta không thể trốn tránh việc đó suốt đời được. Chấp nhận đối diện với nỗi đau, và chấp nhận rằng điều đó đã làm tôi tổn thương là điều trước tiên tôi phải làm trên hành trình chữa lành vết thương này.
Đừng gặm nhấm nỗi đau
Không phải nỗi đau nào cũng có thể mang đi kể lể với người đối diện. Chẳng phải niềm đau nào khi nói cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Có nhiều chuyện, bản thân chúng ta phải dũng cảm đối diện và vượt qua nó. Cụm từ "gặm nhấm nỗi đau" chắc hẳn chúng ta đã nghe thấy khá nhiều lần. Nó dai dẳng, có màu buồn và nghe rất đau lòng phải không.
Khi chúng mình muốn tự chữa lành nỗi đau của bản thân mình, hãy ngừng ngay việc tự ti, nghĩ đi nghĩ lại và gặm nhấm nó hết ngày này sang tháng nọ, điều này tựa như thể bạn đang tự gặm nhấm vết thương chưa lành của mình và khiến nó rỉ máu vì đau đớn vậy. Thay vì nghĩ đến nỗi đau đấy, tại sao bạn không gác nó qua một bên và tìm kiếm một sở thích mới khiến bản thân cảm thấy dễ chịu và vui vẻ. Vẽ một bước tranh, làm một món bánh, dạo bộ vào cuối ngày, học khiêu vũ, . .. bất kỳ thứ gì khiến quỹ thời gian của bạn trở nên thú vị và có ý nghĩa. Quên đi những điều không vui và hình thành những thói quen tích cực cũng là cách giúp chúng mình không mang đến những tổn thương.
Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực
Việc bắt ép một người lâu nay vẫn chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực phải nghĩ tích cực hơn tức thì là điều không thể. Tất cả mọi thói quen cần phải có thời gian mới dần thích ứng hoặc thay đổi. Việc suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cho cuộc sống của con người mãi chìm đắm trong gam màu xám xịt, một thế giới bi quan không thể nào khiến nỗi đau trở nên tốt lên được nữa. Điều tệ hại là nó là nguyên nhân làm cho bạn tự ti về bản thân mình, luôn trong trạng thái lo âu, bất an trước nhiều thứ. Khi vấn đề xảy đến, các suy nghĩ tiêu cực sẽ làm xâm chiếm tâm trí bạn, khiến bạn trở nên sợ hãi và hoang mang.
Vì thế, hãy học cách kiềm chế những suy nghĩ tiêu cực khi bạn phát hiện ra bản thân đang dần suy nghĩ quá nhiều, hãy nhắc nhở bản thân ngừng ngay việc suy nghĩ về những điều không hay. Có thể trong thời gian đầu, việc kiên nhẫn sẽ vô cùng khó khăn bởi vì nó đã là một thói quen khó bỏ rồi. Việc kiên nhẫn là điều không thể thiếu đâu.
Học cách tha thứ
Vào cuối ngày, hãy tha thứ cho những ai đã làm bạn buồn ngày hôm đó. Dù là vô ý hay cố ý. Việc bạn cứ giữ mãi nỗi đau trong lòng sẽ càng làm cho chính bản thân bạn cảm thấy đau khổ mà thôi. Rồi lâu dần, điều phiền muộn ấy mỗi lúc một lớn. Đến khi bạn không chịu đựng nổi nữa rồi chuyện gì sẽ xảy đến?
Thay vì gom góp vào lòng bao ưu tư, muộn phiền vì nó làm tổn thương bản thân thì tại sao không trút bỏ đi để dành thời gian làm điều gì có ý nghĩa với bạn hơn, đáng được nhớ hơn nữa. Chính chúng ta, hãy tự chủ trong việc điều khiển cảm xúc của mình mà không phải bị ảnh hưởng từ các nguồn năng lượng tiêu cực.
Chăm sóc bản thân
Một người yêu thương bản thân mình sẽ không bao giờ làm bản thân mình phải chịu tổn thương đâu. Yêu bản thân theo hướng tích cực là sẽ khiến cuộc sống của mình tươi đẹp và đầy ý nghĩa, điều gì khiến mình đau buồn hãy vứt bỏ sang một bên, nhường chỗ cho những điều tích cực khác thôi. Chăm sóc tinh thần và tâm sóc cơ thể, hai điều này phải hài hoà với nhau, như vậy bạn có thể trở thành phiên bản đẹp đẽ, hoàn hảo của bản thân mình, và khi đấy, các vết thương trong tim cũng đã lành hẳn rồi đây. Học viện RNI tin chắc rằng bạn có thể làm được.