Rứa là gì trong tiếng Nghệ? Chi rứa, mô rứa, răng rứa nghĩa là gì? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết về từ rứa trong ngôn ngữ Nghệ Tĩnh nha. Mời bạn đọc theo dõi!

rứa là gìRứa = thế trong tiếng Nghệ.

1. Rứa là gì trong tiếng Nghệ?


Rứa là gì trong tiếng Nghệ? Thông tin ngay đến bạn đọc, "rứa" có nghĩa là "thế", "như thế". Trên thực tế, rứa là từ được dùng ở nhiều tỉnh miền Trung, đặc biệt là Huế nên đây là phương ngữ phổ biến ở vùng Bắc Trung bộ nhé.


Tuy dùng ở nhiều tỉnh, nhưng về nghĩa rứa tiếng miền Trung là gì thì vẫn có chung một nghĩa như trên. Ví dụ trong ca dao có câu: "Đôi ta như chỉ xe tư, Xe răng thì rứa y như một lời" (Đôi ta như chỉ xe tư, Xe sao thì thế y như một lời".

chi rứa là gìChi rứa, răng rứa, mô tê răng rứa...

2. Top 20+ câu nói có từ rứa trong đời sống người Nghệ


Để bạn đọc hiểu rõ hơn rứa là gì trong tiếng Nghệ thì Nghệ ngữ sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể trong đời sống người Nghệ như sau:


 

  • Chi rứa: Sao thế/ gì thế. Ví dụ người Nghệ hỏi "có chuyện chi rứa" thì hiểu "có chuyện gì thế".

  • Răng rứa: Sao thế. Ví dụ "mần răng rứa" thì hiểu "làm sao thế".

  • Mô rứa: Đâu thế. Ví dụ "đi mô rứa" có nghĩa "đi đâu thế", hoặc "ở mô rứa" thì hiểu "ở đâu vậy"

  • Chi mô răng rứa: Gì đâu sao thế. 

  • Mần chi rứa: Làm gì thế

  • Răng rứa hè: Sao thế nhỉ. Ví dụ người Nghệ nói "thằng nớ mần răng rứa hè" có nghĩa "thằng kia làm sao thế nhỉ, có chuyện gì vậy nhỉ"

  • Ở rứa: Ở vậy/ ở thế. Ví dụ "tau cự ở rứa" thì hiểu "tao cứ sống như thế"

  • Ăn chi rứa: Ăn gì thế

  • Có rứa: Có thế thôi

  • Rưa rứa: Thế thôi/ chừng đó thôi. Ví dụ "có rưa rứa".

  • Như rứa: Như thế

  • Ở mô rứa: Ở đâu thế

  • Rứa hầy: Thế nhỉ

  • Rứa hè: Thế nha

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn rứa là gì trong tiếng Nghệ nha.