Viêm khớp cùng chậu được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống. Nếu như ỏ nam giới nguyên nhân gây nên bệnh này thường do viêm cột sống dính khớp và không do vi khuẩn thì ngược lại, ở phụ nữ lại hay gặp viêm khớp cùng chậu do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có các bệnh về viêm đại tràng, viêm nhiễm đường sinh dục. vệ sinh vùng kín. Do vệ sinh không sạch sẽ, nhất là trong thời kỳ hành kinh có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm, rồi gây tổn thương lan rộng.Còn với phụ nữ mang thai và sau sinh, rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Vì thế, viêm khớp vùng chậu hay là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mang thai, sau đẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, vi khuẩn có nguy cơ lan đến khớp vùng chậu.
Ảnh hưởng của bệnh đến việc mang thai của phụ nữ: Những phụ nữ bị viêm khớp vùng chậu trong thời kỳ mang thai thường phải mổ đẻ do khung chậu không co giãn tốt. viêm khớp vùng chậu nếu không được điều trị, rồi luyện tập thường xuyên có thể để lại hậu quả không tốt, nhất là những phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ.
Khi bị viêm khớp vùng chậu lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ sau này, khiến cho thai nhi khó có thể đi qua tiểu khung trở nên bị hẹp trong quá trình rặn đẻ. Do vậy, những sản phụ này thường phải mổ đẻ.
Điều trị và luyên tập là hai việc quan trọng và phải tiến hành đồng thời: Để trị căn bệnh này tận gốc, chỉ uống thuốc điều trị thôi chưa đủ, quan trọng là người bệnh cần luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ “đàn hồi” tốt, việc sinh nở sau này dễ dàng hơn. Nếu tập luyện đúng phương pháp, kiên trì, những bệnh nhân từng bị căn bệnh này vẫn có thể sinh thường mà không cần phải mổ đẻ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập tuyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt, dẻo dai hơn.
Bài tập hiệu quả và đơn giản: Động tác tập nằm ngửa trên nền phẳng, chân trái co về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn rất hiệu quả đối với việc tập luyện khung xương chậu. Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian 30 đến 40 phút mỗi ngày.
Vậy việc quan trọng giờ là em nên chăm sóc sức khỏe mình tốt, làm lâu dài và thường xuyên, còn việc sinh con là hoàn toàn bình thường, tất nhiên sẽ vất vả hơn.
Chúc bạn thành công.
Bạn ah, mình đã đọc bài viết của bạn về viêm khớp vùng chậu! Có lẽ không ai hiểu bạn bằng mình vì mình cũng đã và đang bị viêm khớp cùng chậu, và bị những cơn đau hoành hành suốt 3 năm qua. Lúc đó mình cũng đang yêu và lo sợ rất nhiều vì tương lai mù mịt với căn bệnh đó. Nhưng bạn biết không, người yêu và cũng là ông xã hiện tại đã an ủi mình rất nhiều, là động lực chính giúp mình vượt qua tất cả những lỗi đau vì bệnh tật. Rồi sau 4 năm yêu nhau chúng mình cũng đến được với nhau, đó tưởng là hạnh phúc bất tận đã đến với vợ chồng mình. Nhưng những cơn đau lại hoành hoành dữ dội hơn, mình trở lên mặc cảm với bản thân cáu gắt và xa lánh mọi thứ. Mình sợ đau, sợ có con. Nhưng những lúc đó, anh lại an ủi, kiên trì giúp mình vượt qua mọi sợ hãi. Và giờ đây, mình đang nóng lòng ngóng chờ cô công chúa nhỏ của mình ra đời. Bạn ơi, hãy cố gắng vượt qua tất cả, rùi hạnh phúc thật sự cũng sẽ đến với bạn! Hãy cố lên, hãy mở lòng ra bạn nhé! Rồi hạnh phúc thực sự sẽ đến, lấn át mọi thứ khó khăn nhất
Cố lên bạn. mình hiểu cảm giác của bạn. Bố mình bị thoái hóa đốt sống cổ, cũng bị bệnh liên quan đến xương khớp, rất khổ sở. Bố mình cũng phải hàng ngày tập luyện các động tác nhưng cũng chỉ đỡ một phần thôi, vần fai sống chung với lũ. Bạn phải kiên trì lên, ráng tập luyện hàng ngày nhé!
Chị dâu mình cũng bị bệnh này, đau không chịu được. Đi khám ở BV Bạch Mai, bs cho uống thuốc1 tháng, cũng vừa khỏi xong.Đừng lo lắng thái quá bạn nhé, cố gắng lên, bệnh này chữa được mà.
Đọc về tình cảnh của chị mà em thấy thương cho chị quá. Em không biết nhiều về bệnh này nhưng đã có những anh chị bảo bệnh này có thể cải thiện được, nên đó là một hi vọng cho chị, và chị phải cố gắng uống thuốc và luyện tập nếu cần nhé. Bệnh tình diễn biến thì phải nói thật là mỗi người một khác, nhưng còn cách nào khác ngoài giữ hi vọng và tuân thủ theo y học, như thế khả năng chữa bệnh mới cao được. Đành phải vậy thôi chị ạ. Người yêu chị nếu sau nhiều suy nghĩ vẫn quyết định đến với chị, chứng tỏ anh ta là một con người thương người, nhân hậu và không ngại ngần khó khăn, và chị đừng nghĩ nhiều là mình làm người ta khổ lây nhé, bởi đó có thể chính là niềm vui của cuộc đời anh ta mà. Và lại, khi 2 người đã đồng lòng thì những việc sau này như công việc, nhà cửa, chăm sóc con chị dù có chút khó khăn nhưng cuối cùng cũng sẽ suôn sẻ thôi. Hai anh chị sẽ tìm được cách giải quyết cho mọi vấn đề nếu luôn đứng bên nhau. Nếu tình cảnh khó khăn thì ta giải quyết kiểu khó khăn, nếu mọi việc trở nên tốt hơn ta giải quyết kiểu bình thường. Chúc chị đủ can đảm để đương đầu với bệnh tật và đừng quên là bệnh này có thể chữa được nhé!