Trong Tây Du Kí, có tập Tôn Ngộ Không đứng trên bàn tay của Như Lai Phật Tổ và kiêu ngạo rằng không có nơi nào trong tam giới mà khỉ ta không tới được. Phật Tổ bảo rằng nếu Ngộ Không bay ra khỏi lòng bàn tay của Phật thì Ngộ Không chiến thắng. Sau một phen nhào lộn rất xa, tưởng như đến tận chân trời, tới một nơi chưa ai đi đến được thì mới phát giác, dù đi xa tới đâu chăng nữa vẫn không thoát ra khỏi cái bãn ngã tự cao, tự đại, tự chấp vào chính mình.
Theo lẽ thường tình, một người càng có nhiều tri thức thì cái tôi càng lớn. Họ sẽ bám chặt vào cái hiểu của mình và tự cho rằng như vậy là đúng đắn nhất, mọi thứ khác không có ý nghĩa.
Tri thức là những hiểu biết góp nhặt của thiên hạ (được số đông công nhận thì tạm xem là đúng) Ví dụ một người nhặt một cục đá, đem về đốt nhang cầu khẩn và bảo đây là đá thần, rất linh thiêng, sau đó người người kéo tới cầu khẩn và cục đá vô tri vô giác đó trở thành một tri thức về sự mầu nhiệm của tâm linh. Dĩ nhiên, vẫn có khối người lí trí không tin vào những chuyện không có căn cứ như vậy. Bản chất của Tri thức đa phần chỉ mang tính thời điểm và dựa vào quan điểm mỗi cá nhân, từ đó gây ra mâu thuẫn và nuôi lớn cái tôi cố chấp vào quan điểm của chính mình.
Mặt khác, Trí thức có ý nghĩa khác hoàn toàn, một người Trí thức là họ nhìn thấy mọi mâu thuẫn được tạo ra do bất đồng về cách nhìn nhận một tri thức và quan trọng nhất là cách ứng xử để không bị cuốn vào vòng xoáy của sự cố chấp sinh ra bởi lòng tự tôn của chính mình.
Một người có trí thức đứng trước một Tri thức mà bản thân mình chưa hiểu rõ sẽ không vội bác bỏ mà chỉ tôn trọng quan điểm của người khác chứ không phán xét một cách nông cạn.
SAU ĐÂY VÍ DỤ VỀ MỘT TRƯỜNG HỢP ĐỂ THẤY BẢN NGÃ (CÁI TÔI) LỚN BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO QUA SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ.
Câu chuyện như sau:
Tình cờ, Trên 1 nhóm facebook mình thấy nhiều thành viên đăng bài viết hỏi lý do tại sao khi ngồi thiền gặp những trường hợp như thấy ánh sáng, thấy như cơ thể run lên, và đủ thứ trạng thái kì lạ khác,....
Để trả lời câu hỏi này không phải đơn giản nói trong một hai câu là hiểu được. Tuy nhiên, khi mình đăng lên thì gặp một quản trị nhóm xóa bài vì đơn giản họ không hiểu. (họ bảo chỉ xem qua 2 giây thấy không hiểu nên xóa liền chứ không thèm đọc xem nội dung thế nào).
Cái tôi lớn có nghĩa là CHỈ COI TRỌNG BẢN THÂN mà thôi, không cần biết quan điểm của người xung quanh như thế nào, chỉ cần không như những gì mình hiểu biết là bác bỏ ngay. Nhân vật quản trị viên xóa bài viết của mình là một người đi truyền bá, dạy cho học viên những thứ tốt đẹp nhưng hãy nhìn cách họ hành xử để thấy trái ngược hoàn toàn.
Đây là Link FB của quản trị của nhóm diễn đàn này dạy Yoga kiểu Ấn độ. Người có cái tôi cực đoạn và đi ngược hoàn toàn với những lời hay ý đẹp mà bản thân đi truyền bá.
https://www.facebook.com/varna.duong
Xem qua cách trả lời của người này, dễ thấy rằng những người ngồi thiền họ không hề thay đổi gì trong cách tư duy, nhận xét về 1 sự việc. Cứ hễ không như mình hiểu thì bác bỏ ngay liền. Càng tích lũy những cái hiểu biết xa rời thực tế thì càng nuôi lớn bãn ngã (sự tự cao, tự đại, chỉ cho rằng mình đúng)
- Ngồi thiền để hướng tới những điều tốt đẹp chỉ là lý thuyết suông: (Lấy ví dụ là người quản trị viên này thôi nhé, không quơ đũa cả nắm.) Thực tế cách họ hành động thì ngược lại hoàn toàn ,chỉ mới nghe thoáng qua đã vội kết luận và còn cho rằng đó là những thứ hầm bà lằng, rối rắm trong khi bản thân mình không hiểu đã vội phán như đúng rồi.
- Cái tôi quá lớn: họ tự cho rằng họ không hiểu thì ai cũng không hiểu. Cụ thể họ dạy về luân xa nên họ thấy nói về Luân xa là dễ hiểu.
- Chỉ giỏi đi tiếp thị nên tư tưởng của họ hướng đến marketing kiếm khách: kiểu thương mại thực dụng để kiếm học viên. Nội dung quảng cáo thì khua môi múa mép, nào là tâm trí tỉnh táo, suy nghĩ rõ ràng (nhưng thực tế đụng chuyện là cái tôi nổi lên đùng đùng, lập tức phản bác bất kỳ ai nói gì ngoài phạm vi hiểu biết của họ và quan trọng là chẳng cần biết thực hư thế nào). Bên cạnh đó, cái gọi là "loại bỏ cảm xúc tiêu cực, giúp ổn định tinh thần" thực chất chỉ là lớp vỏ ngụy tạo, sử dụng sự lười tiếp thu cộng với bảo thủ để phớt lờ mọi thứ xung quanh và gọi đó là loại bỏ tiêu cực. Giống như một người yếm thế, tự thu mình vào một lớp vỏ để không va chạm với chuyện gì trong cuộc sống.
Qua tình huống này, có thể kết luận rằng:
- Việc ngồi thiền không hề giúp tăng sự hiểu biết sự việc một cách thấu tình hợp lý. Ngồi lâu chỉ khiến đóng băng tư duy và càng bám chặt vào những thứ mơ hồ, trừu tượng, sống lập dị theo cái khuôn mẫu tự mình vẽ ra.
- Hãy tránh xa những lời mời chào về các khóa dạy làm sạch, khai mở luân xa này nọ vì nhồi nhét vào đầu những thứ mơ hồ không hề giúp ích gì trong việc làm chủ cái tôi và cách ứng xử khôn khéo.
- Nuôi lớn bản ngã (cái tôi sĩ diện, cố chấp) bằng những thứ kiến thức mơ hồ, trừu tượng và không xem ai ra gì