Rất nhiều những hình ảnh ẩn dụ trong Tây Du Ký được tác giả Ngô Thừa Ân cố tình đặt để mà ít ai để ý, dù đã xem đi xem lại nhiều lần.
Tác phẩm kinh điển Tây Du Ký, dù người ta có thể đã đọc hoặc xem đi xem lại đến bao nhiêu lần cũng không thấy chán. Tuy nhiên, có những hình ảnh ẩn dụ trong Tây Du Ký được cho là đã được tác giả Ngô Thừa Ân cố tình đặt để khiến người xem phải nghiền ngẫm, từ đó sẽ hiểu được ý nghĩa của đời người thế nào.
1/ Năm thầy trò Đường Tăng đại diện cho “Ngũ vị nhất thể”
Theo một số chuyên gia phân tích về Tây Du Ký, họ cho rằng thực chất 4 thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã được tác giả ám chỉ như “một con người”.
4 thầy trò Đường Tăng cùng Bạch Long Mã được ví như 1 thực thể người đồng nhất
Theo đó, Tôn Ngộ Không tượng trưng cho cái tâm của mỗi người. Dù tính tình bốc đồng, nóng nảy nhưng một khi đã thành tâm theo thầy thỉnh Kinh, ắt sẽ không bỏ cuộc.
Tôn Ngộ Không tượng trưng cho cái tâm của mỗi người, luôn sục sôi nhiệt huyết, một khi đã chú tâm vào một mục tiêu lớn của cuộc đời, sẽ theo đó tới cùng
Đường Tăng là thân thể, là phần trung tâm, cũng là người dẫn dắt các học trò cũng thỉnh kinh.
Đường Tăng luôn là trọng tâm của 4 thầy trò, luôn cần được bảo vệ đến cùng vì là yếu tố quan trọng nhất
Sa Hoà Thượng thể hiện cho bản tính, hệ nhận thức cơ bản. Trư Bát Giới thể hiện cho tình cảm và dục vọng.
Trư Bát Giới được cho là tượng trưng cho sắc giới, dục vọng. Còn Bạch Long Mã lại thể hiện cho ý chí.
Còn Bạch Long Mã thì thể hiện cho ý chí. Ý chí con người như ngựa hoang, chỉ khi nào xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
2/ Vũ khí và tài phép của Ngộ Không ẩn ý rất nhiều điều:
Nhiều người cho rằng, trong Kinh Lăng Nghiêm từ xưa có viết: “Tâm có 72 tướng”, chính vì vậy nên đã được tác giả ẩn dụ chính là 72 phép biến hoá của Ngộ Không như muốn nói: Tâm của mỗi người thiên biến vạn hoá, lúc như thế này nhưng chốc sau có thể thành cái khác.
Phép thuật của Ngộ Không cũng là một trong những hình ảnh ẩn dụ trong Tây Du Ký
Gậy Như Ý của Ngộ Không nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, tượng trưng cho câu nói: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Ta có thể hiểu, gậy Như Ý tượng trưng cho khí độ của con người.
Dù có bay nhảy như thế nào đi nữa, Ngộ Không cũng phải chịu khuất phục trước Phật Tổ
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không lộn nhào trong chớp mắt đi được 10 vạn 8 ngàn dặm nhưng vẫn không thể ra khỏi lòng bàn tay của Nhật Như Lai, như có ý nói con người dẫu có làm gì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
3/ Núi Ngũ hành tượng trưng cho 5 chữ: Tham (tham lam), Sân (giận dữ), Si (ngu si), Mạn (ngạo mạn), Nghi (hoài nghi), cũng là khái quát mọi tâm niệm thân hình của con người.
Tôn Ngộ Không phải chịu trăm năm nằm dưới núi Ngũ Hành Sơn
Dù Ngộ Không thần thông quảng đại đến đâu, vẫn phải chịu sự kìm hãm của núi Ngũ hành – của 5 chữ này mà ra.
4/ Hành động vẽ vòng tròn bảo vệ Đường Tăng của Ngộ Không:
Trước khi đi đâu, Ngộ Không đều vẽ một vòng tròn lớn trên mặt đất để Đường Tăng và các vị huynh đệ bên trong. Đây chính là giới hạn mà Tâm (Ngộ Không) đặt cho con người, nhưng thân thể (Đường Tăng) và dục vọng (Bát Giới) thường hay bị dẫn dụ, gây xao nhãng nên hay bước ra khỏi vòng, bước ra giới hạn được đặt ra.
Vòng tròn bảo vệ của Tôn Ngộ Không cũng có những ẩn ý đặc biệt
Chính vì vậy mà ngay khi bước ra khỏi đường tròn, Đường Tăng và Bát Giới thường gặp phải yêu ma quỷ quái ngay lập tức.
5/ Ngoài ra tất cả những loài yêu ma, quỷ quái liên tục gây khó dễ cho thầy trò Đường Tăng còn được cho là ẩn dụ của tất cả những thói hư tật xấu của người đời, nếu không cương quyết tiêu diệt, khắc chế thì con người sẽ rất khó có thể đi đến cuối con đường, chạm được đích đến mà mình đã quyết.
Những chị em yêu tinh nhền nhện được thấy rõ nhất là hiện thân cho sắc giới, dục vọng
Những hình ảnh ẩn dụ trong tác phẩm Tây Du Ký được rất nhiều người nghiên cứu, tổng hợp và phân tích, và đều để lại một ý nghĩa sâu sắc không thể thẩm thấu ngay chỉ sau một vài lần đọc hay xem.
Tây Du Ký trở thành tác phẩm kinh điển mà mỗi lần đọc người ta lại nhìn ra được những ẩn ý sâu xa mới
Người ta nói, dù đã xem và đọc Tây Du Ký lúc còn trẻ thì dù chục năm sau xem lại, sẽ thẩm thấu được những ý đồ rất khác. Mỗi lần xem lại là một lần thấy mới mẻ.
Nguồn tin & ảnh: Tổng hợp