Nguyên nhân nào gây nên giảm sức nghe ở người lớn trưởng thành?
Do di truyền
Các bệnh về tai: thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, xốp xơ tai, …
Nút ráy tai
Nhiễm vi rút: quai bị, sởi, rubella,…
Di chứng của viêm màng não, viêm não,…
Sử dụng thuốc gây độc cho tai: kháng sinh, thuốc chống sốt rét, hóa chất điều trị ung thư
Điếc đột ngột
Chấn thương: chấn thương vùng đầu, chấn thương tai do áp lực hoặc do cơ học
Tiếp xúc với tiếng ồn to trong thời gian dài
Lạm dụng tai nghe, máy nghe nhạc MP3...
Giảm sức nghe biểu hiện như thế nào ở người lớn trưởng thành?
Thường xuyên yêu cầu người đang trò chuyện với mình lặp đi lặp lại các câu hội thoại
Vặn to âm lượng của TV hay radio vượt mức nghe của người bình thường
Nghe âm thanh nhưng không hiểu người đối diện nói gì
Ù tai : có cảm giác nghe có các tiếng kêu vo vo, tiếng chuông reng, tiếng ù trong tai
Khó định hướng nơi phát ra âm thanh
Trong các cuộc trò chuyện, phải dựa vào khẩu hình miệng hay biểu cảm của người đối diên để hiểu họ muốn nói gì.
Không theo kịp các cuộc trò chuyện với ba hay nhiều người trở lên ; không nghe rõ khi ở cách xa người nói (tầm 2m). Không nghe rõ lời nói khi trò chuyện ở môi trường ồn hoặc môi trường có đám đông.
Cảm giác xấu hổ, ngại ngùng khi trò chuyện nên thường có tâm lý né tránh các tình huống giao tiếp trong xã hội.
Nếu bị giảm sức nghe người lớn trưởng thành nên làm gì?
Khi phát hiện mình bị giảm sức nghe, người lớn trưởng thành nên:
Chia sẻ với người thân trong gia đình hoặc bạn bè
Đi cùng người thân hoặc bạn đến khám tại các phòng khám tai mũi họng - thính học hoặc các trung tâm máy trợ thính để được đo sức nghe, tìm nguyên nhân gây giảm sức nghe và hướng dẫn phương pháp xử trí thích hợp ( sử dụng thuốc, phẫu thuật, mang máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử)
Tránh tự ý mua và sử dụng máy trợ thính khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ tai mũi họng - thính học hoặc chuyên viên thính lực