Một số hành động nhỏ nhưng cũng có thể giúp cho kết quả thụ tinh nhân tạo đạt được với tỷ lệ cao hơn. Chị em đang chuẩn bị thực hiện phương pháp này nên chú ý đến một số hoạt động thường ngày. Bài viết này, các bác sĩ tại Âu Việt sẽ đưa ra cho chị em một số lời khuyên giúp quá trình TTNT đạt kết quả hoàn hảo hơn.


Theo bác sĩ Ivan, dù thực hiện bất kỳ phương pháp gì thì các chị có thai sau khi điều trị cũng đều không khác gì trường hợp bình thường.


Khi phát hiện có thai, đó là niềm vui sướng của các bà mẹ từng hiếm muộn. Nhưng nó cũng đi liền với trách nhiệm, và những ngày tháng thai nghén vất vả. Các mẹ bầu khi chẩn đoán chính xác mình mang thai thì nên đăng ký gói dịch vụ chăm sóc thai sản tại một cơ sở y tế đảm bảo và tuân thủ mọi chỉ định và đi kiểm tra sức khỏe của bé đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Tham khảo các hướng dẫn khi chăm sóc, vệ sinh cơ thể trong thời gian thai kỳ và chế độ ăn uống do bác sĩ chỉ dẫn.




Lịch khám thai cơ bản


Thông thường, các mẹ bầu sẽ phải tiến hành 10-15 lần khám thai từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi sinh nở.


Trong 3 tháng đầu: khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu mang thai: đầu tiên là khám xác định sự hình thành của bào thai. Hiện nay, bác sĩ có thể chẩn đoán thai từ những tuần đầu tiên (khoảng trên 11 ngày) kết quả này có thể rất chính xác. Đợt khám thứ 2 là khi thai nhi khoảng 11 đến 13 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chẩn đoán phát hiện những bất thường và có hướng xử lý ngay.


Từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 24: Đây là giai đoạn có thể phát hiện được những dị tật, bệnh lý mà thai nhi mắc phải. Cũng như xác định lại sức khỏe của mẹ bầu. Nếu phát hiện u xơ, u nang thì có hướng can thiệp ngay nếu nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi lớn. Việc chữa trị u nang buồng trứng có thể tiến hành khi thai nhi trên 14 tuần tuổi, vì giai đoạn việc thực hiện sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi.


Trong những tuần cuối cùng, chị em phải đến khám với mật độ thường xuyên hơn để giám sát chặt chẽ sức khỏe của bé. Cũng như bắt đầu chuẩn bị cho sự ra đời hoàn hảo của bé.


Số lượng lần thăm khám thai sản sẽ thay đổi nếu mẹ bầu phát hiện có triệu chứng không bình thương như: chảy máu âm đạo, huyết trắng quá nhiều, bé ít đạp,….


Vừa tuân thủ lịch khám thai, các chị cũng phải chú ý đến các lời khuyên về sức khỏe của bác sĩ:


+ Có chế độ ăn uống bổ dưỡng


+ Bổ sung thêm những loại thực phẩm giúp an thai, hay giúp cho thai nhi thông minh,…..


+ Uống nước thường xuyên: đối với mẹ bầu thì nên bổ sung 3 lít/ngày.


+ Chế độ sinh hoạt chăn gối có thể thực hiện như bình thường nhưng nên tránh thực hiện quá mạnh.


+ Khi phát hiện bị các bệnh như sùi mào gà, u xơ tử cung, viêm vùng chậu….. thì phải thăm khám và tìm cách xử lý êm đẹp nhất cho cả mẹ và thai nhi.


Dù là dùng biện pháp gì để có thai thì các mẹ cũng phải chú ý những vấn đề trên để chăm sóc tốt nhất cho thai nhi. Chúc gia đình bạn mẹ tròn con vuông.