Các bà mẹ chắc chắn luôn có rất nhiều thắc mắc về việc cho bé nhà mình uống sữa nào để bé phá triển tốt nhất.
Các câu hỏi như: nên cho bé uống sữa tươi hay không? Uống sữa tươi thế nào là đủ? Nên chọn những loại sữa tươi nào – Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc dinh dưỡng thường gặp trên để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bé yêu nhé
- Giải đáp thắc mắc nên cho bé uống sửa tươi hay sửa bột
Sữa tươi đáp ứng đầy nhu cầu dinh dưỡng của bé
Mẹ Bi chia sẻ, sữa tươi là sữa được lấy trực tiếp từ nguồn bò sữa, không qua bất kỳ công đoạn bổ sung thêm các vị chất dinh dưỡng nào, ngoài công đoạn tiệt trùng hoặc thanh trùng. Sữa hoàn toàn không có chất bảo quản, nhờ các công đoạn diệt khẩn nên vẫn có thể bảo quản được trong một thời gian nhất định, theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Trên thị trường, sữa tươi thường được đóng gói trong các hộp giấy, tiện cất giữ và vận chuyển.
Hơn thế, giá thành sản phẩm sữa tươi cũng giảm hơn hẳn so với sữa bột công thức.
Hơn nữa sữa tươi tự nhiên hơn và cũng thuận tiện hơn khi mang theo trong các chuyến đi chơi, hay khi bé đi học. Còn sữa bột là sữa tươi cô đặc lại, có thể bổ sung thêm một số chất theo nhu cầu sử dụng. Ở sữa bột, các nhà sản xuất thường bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất để tăng giá trị dinh dưỡng cho sữa. Tuy nhiên, các vitamin và khoáng chất này có cần hay không còn tùy thuộc vào chế độ ăn của bé. Nếu bé có chế độ dinh dưỡng tốt, đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm thì có thể dùng sữa tươi hoàn toàn.
Đa phần trẻ nhỏ còn kén một số loại thực phẩm nhất định (ví dụ như cá thịt chưa ăn cả xác hoặc chưa ăn nhiều ra và trái cây…) nên có thể cho bé dùng xen kẽ sữa tươi và sữa bột để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ một số vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của cơ thể. Tại các nước phát triển, do nguồn cung cấp sữa tươi dồi dào, người dân có xu hướng dùng sữa tươi nhiều hơn sữa bột.
Các nghiên cứu cũng khẳng định tỷ lệ đạm whey và casein trong sữa tươi có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 12 tháng tuổi nên sữa tươi được khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
Nên cho bé uống sửa tươi hay sửa bột? Nên chọn loại sửa tươi nào ? Những giải đáp của các chuyên gia dinh dưỡng
Phương pháp tiệt trùng là diệt khuẩn cực nhanh bằng cách xử lý sữa ở nhiệt độ cao (130 – 1500C) trong một thời gian cực ngắn 3-5 giây rồi làm lạnh ngay. Sữa tiệt trùng có lợi điểm là không cần sử dụng đến tủ lạnh để bảo quản tại nơi bán và tại gia đình, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường khi chưa mở ra để sử dụng.
Khi mở hộp sữa ra để sử dụng mà không sử dụng hết (hộp lớn 1 lit sữa chẳng hạn) thì phải bảo quản phần còn lại trong tủ lạnh. Thêm vào đó, sữa tiệt trùng có hạn sử dụng lâu dài hơn: từ 6 tháng đến 1 năm ở nhiệt độ Bình thường mà không cần chất bảo quản.
- Tập cho bé uống sữa tươi
Mẹ hãy cho bé tập uống một cốc sữa tươi nhỏ vào lúc tầm chiều tối và sau đó vẫn cho bé bú mẹ, hoặc uống sữa công thức. Dần dần, mẹ giảm lượng sữa công thức cho đến khi bé có thể quen và uống sữa tươi hoàn toàn. Rất nhiều mẹ đã phát hiện ra rằng đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp bé chuyển đổi từ bú Bình sang uống cốc.
Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé từ các các thực như phô mai, sữa chua. Đây cũng là những thực phẩm rất giàu các vi chất cơ bản như vitamin A, D và nhóm vitamin B. Nếu bé không uống sữa, bạn cần bổ sung cho bé ít nhất 2 khẩu phần thực phẩm giàu canxi mỗi ngày để cơ thể bé phát triển tốt nhất.
Trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, mẹ nên cho bé uống sữa nguyên kem thay vì sữa gạn bớt kem hay sữa gầy. Bởi ở độ tuổi này, bé rất cần chất béo và năng lượng được cung cấp từ sữa. Sau 2 tuổi, mẹ có thể cho bé uống sữa gầy, tùy theo sự phát triển của bé. Nhưng tốt nhất là mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống sữa tươi nguyên kem cho đến khi bé được ít nhất 5 tuổi.
Các mẹ lưu ý bảo quản sữa tươi cho bé ở tủ lạnh trong 7 ngày với điều kiện nhiệt độ của tủ lạnh phải dưới 5 độ C nhé (lý tưởng nhất là từ 0-4độ). Khi các mẹ lấy sữa tươi từ tủ lạnh, có thể hâm nóng lại trước khi cho bé uống bằng cách cho vào lò vi sóng, ngâm cách thủy nước sôi… để tránh cho bé có thể bị viêm họng.
Trung Bình một bé uống sữa tươi nội mất khoảng 400.000 đồng/tháng. Nếu bé uống sữa tươi nhập khẩu, tùy theo giá cả của từng loại, tiền sữa sẽ tăng gấp 2 – 3 lần/tháng. Các mẹ nên cân nhắc kỹ để lựa chọn được loại sữa nào phù hợp nhất mà vẫn dư ra một khoản để mua nhiều thứ khác cho bé.
Các mẹ hiện nay ưa chuộng chọn mua cho con loại sữa tươi của Detrang Farm… Tuy là hàng “Made in Vietnam” nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của sữa tươi, giá cả vô cùng hợp lý và được các bác sỹ dinh dưỡng khuyên dùng.
- Bé trên 1 tuổi có nên chuyển sang uống sửa tươi hay tiếp túc với sửa bột
Phải cho con uống sữa gì, khi nào uống được sữa tươi và uống bao nhiêu là đủ? Đó là thắc mắc của không ít phụ huynh khi đứng trước quá nhiều nguồn thông tin từ thị trường sữa hiện nay.
Có nhiều lý do để trì hoãn cho bé sử dụng sữa tươi thay sữa mẹ hoặc sữa bột cho đến sau sinh nhật đầu tiên của bé:
Trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa bò hoàn toàn hoặc dễ dàng như với sữa mẹ hoặc sữa bột. Sữa bò có chứa nồng độ protein (đạm) và khoáng chất cao, có thể làm ảnh hưởng đến thận chưa trưởng thành của bé. Ngoài ra, sữa bò cũng không cung cấp đủ sắt, vitamin C, và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi, có thể gây ra thiếu máu thiếu sắt ở một số em bé. Đó là chưa kể đạm sữa bò có thể gây kích ứng niêm mạc trong hệ tiêu hóa của bé (còn gọi là hiện tượng dị ứng sữa bò), dễ dẫn đến tình trạng bé đi phân nhầy có máu. Cuối cùng, sữa bò cũng không cung cấp đủ các loại chất béo lành mạnh cần thiết cho bé phát triển trong khoảng thời gian này.
Trên 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng để tiêu hóa được sữa bò/ dê tươi. Và lúc này sữa bò/dê tươi là nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp hệ xương và răng chắc khỏe, giúp điều hòa quá trình đông máu và kiểm soát cơ bắp. Trong sữa tươi còn thường được bổ sung một lượng vitamin D nhất định, giúp cơ thể bé hấp thụ canxi tốt hơn, đây là điều quan trọng cho sự phát triển cơ xương. Nếu con bạn được tiếp nhận đủ canxi ngay từ giai đoạn này, nhiều nghiên cứu cho thấy bé sẽ ít có nguy cơ bị cao huyết áp, đột quỵ, ung thư ruột kết, gãy xương hông… trong những giai đoạn sau này của cuộc đời.
Ngoài ra, sữa bò tươi cũng cung cấp chất đạm cho tăng trưởng, cũng như carbohydrate – năng lượng mà bé cần để chập chững cả ngày.
- Bé nên uống bao nhiêu sữa tươi thì đủ?
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), hầu hết trẻ em sẽ nhận được đủ lượng canxi và vitamin D nếu uống 300-400ml (khoảng 2 ly) sữa bò mỗi ngày. Không nên cho bé uống nhiều hơn 3 ly sữa mỗi ngày vì con bạn có thể không ăn thêm được các thực phẩm giàu dưỡng chất khác. Nếu bé vẫn còn khát thì nên cho bé uống nước thay vì cho uống sữa.
Một số bà mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ khi bé trên 1 tuổi, việc này có thể cung cấp thêm cho bé một số kháng thể giúp bé chống lại một số bệnh nhiễm khuẩn sau này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bé bú mẹ lâu quá sau 1 tuổi thì cũng có thể có nguy cơ bị thiếu sắt.
Cho trẻ uống sữa quá nhiều có thể là nguyên nhân làm trẻ luôn có cảm giác no, dẫn đến tình trạng biếng ăn.
- Nên cho bé uống sữa béo hay sữa không béo?
Trong hầu hết các trường hợp, AAP khuyến cáo nên cho trẻ 1 tuổi uống sữa nguyên kem. Trẻ em ở độ tuổi này cần hàm lượng chất béo cao để duy trì tăng cân bình thường và giúp cơ thể hấp thụ vitamin A và D. Sau khi con bạn lên 2, bạn có thể quyết định cho bé uống sữa ít béo hoặc không béo, miễn sao bé vẫn phát triển tốt.
Trường hợp ngoại lệ: Nếu con bạn đang thừa cân, béo phì, gia đình có tiền sử bị béo phì, cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch, bác sĩ có thể đề nghị cho bé uống sữa ít béo ngay sau khi bé 1 tuổi.
- Làm thế nào khi bé không thích uống sữa tươi?
Vì mỗi loại sữa đều khác nhau về kết cấu, hương vị, và thậm chí cả nhiệt độ (so với sữa mẹ) nên một số đứa trẻ gặp phải khó khăn trong việc chuyển đổi loại sữa.
Bạn hãy thử trộn sữa với một ít sữa mẹ hoặc sữa bột bé đang uống (tỉ lệ: một phần sữa với ba phần sữa bình thường của bé), sau đó từ từ điều chỉnh tỷ lệ cho đến khi bé uống được 100% sữa tươi. Có thể cho bé uống sữa “pha trộn” này ở nhiệt độ phòng.
- Tôi có nên mua sữa chưa tiệt trùng từ trại chăn nuôi?
AAP cảnh báo: sữa “thô” hoặc sữa chưa được tiệt trùng, thanh trùng có thể chứa vi khuẩn có hại hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho trẻ.
Bé có thể bị dị ứng sữa?
Dị ứng với sữa bò tương đối phổ biến ở trẻ, theo AAP, có khoảng 2-3% trẻ em bị dị ứng với sữa. (Phụ huynh nên lưu ý: dị ứng sữa khác với không dung nạp lactose).
Nếu bé đã uống sữa công thức trong thời kỳ nhũ nhi mà không gặp bất kỳ vấn đề gì, bạn có thể yên tâm rằng bé cũng sẽ không gặp vấn đề khi chuyển sang uống sữa tươi. Ngay cả những em bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong năm đầu tiên cũng thường đã được tiếp xúc với protein từ sữa tươi thông qua mẹ (trừ khi mẹ của bé không uống bổ sung bất kỳ loại sữa nào!).
Các triệu chứng chính của dị ứng sữa là có máu trong phân, tiêu chảy và nôn mửa. Nếu con bạn bị bệnh chàm, hay nổi mề đay, phát ban xung quanh miệng và cằm, nghẹt mũi mạn tính, chảy nước mũi, ho, thở khò khè, hoặc khó thở… cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống hô hấp của bé bị ảnh hưởng bởi dị ứng sữa. Nếu bé của bạn gia tăng các triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé.
Nếu con thực sự bị dị ứng với sữa tươi, bạn cần phải cẩn thận để tránh cho bé ăn những loại thực phẩm có chứa sữa tươi như phô mai, sữa đặc, kem, sữa chua, bơ…
Nếu bé không thể ăn bất kỳ sản phẩm nào từ sữa vì bé bị dị ứng, hoặc nếu gia đình có truyền thống ăn chay?
Nếu con của bạn không thể hấp thụ đủ canxi và vitamin D có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác, bạn có thể đưa bé đi khám để bác sĩ nhi khoa tư vấn bạn cho bé ăn chế độ khác, hoặc bác sĩ có thể sẽ đề nghị cho bé một lượng can-xi hoặc vitamin D bổ sung.
- Sữa dê giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh, các triệu chứng
về dạ dày như tiêu chảy, táo bón ở bé được giảm thiếu đáng kể khi cha mẹ cho bé uống sữa dê. Nguyên nhân là vì các nhà khoa học tìm thấy trong chất béo của sữa dê có axit capric, tạo thành màng ngăn, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Cháu nhà mình năm nay được một tuổi rưỡi, mình đã bắt đầu cho cháu mình uống sữa Detrang farm được 2 tháng, thấy cháu khỏe mạnh, ít ốm vặt.