Đối với những ai lần đầu làm mẹ hoặc đã tập 2, tập 3 thì chưa chắc sẽ biết cho con bú đúng cách. Tư thế bú rất quan trọng sẽ giúp trẻ bú được nhiều sữa hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh nhất và thích hợp nhất. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết như: Đạm, đường, mỡ, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho cơ thể trẻ. Khi được bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng, phòng suy dinh dưỡng.
Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng tư thế cho con bú đúng cách là như thế nào? Tư thế bú rất quan trọng nên các mẹ không nên chủ quan. Trong bài viết hôm nay, chúng ta có 6 tư thế để trẻ bú đúng cách để không lo sặc sữa.
5 tư thế ngồi cho con bú đúng cách
Tư thế ôm nôi
Tư thế này rất đơn giản, mẹ cần thực hiện các động tác như sau:
- Bế em bé lên bằng hai tay, ngồi xuống ghế hoặc giường, tìm vị trí ngồi có điểm tựa vững chắc
- Đặt thân và đầu của bé nằm trên một đường thẳng
- Bụng của mẹ và bé áp sát với nhau
- Mặt bé ở vị trí đối diện với núm vú.
Tư thế ôm nôi. Ảnh minh họa
Mẹ nên tìm chỗ ngồi vững chắc để bé con nằm ôm vào lòng, hai tay tạo hình vòng cung ôm lấy. Mẹ cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía đó đỡ bé. Tai - vai - hông của bé nằm trên một đường thẳng. Nếu trẻ bú yếu, mẹ dùng tay còn lại để giữ phần đầu của bé hoặc cố định đầu ti để không trượt ra khỏi miệng trẻ.
Có lưu ý cho mẹ là khi bé nằm tư thế ngửa mà chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ thì điều này là sai, bởi sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái khi bú và không tốt cho cổ bé.
Tư thế ôm bóng
Đây là tư thế cho con bú sau khi sinh mổ vết thương chưa lành, đầu ti mẹ tụt vào sâu bên trong hoặc bị dẹt khiến bé khó khăn khi bú. Ngoài ra, tư thế này cho trường hợp mẹ có bầu vú hoặc đầu ti quá lớn, sữa mẹ chảy quá mạnh khi trẻ bú.
Tư thế này cho phép mẹ nhìn rõ và kiểm soát đầu của con tốt hơn, hạn chế việc người bé đè lên vùng vết mổ. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Đặt bé nằm bên phải hoặc bên trái cánh tay, sao cho miệng bé ở vị trí ngang tầm với đầu ti của mẹ
- Bước 2: Dùng tay thuận nhất để đỡ phần đầu và gáy của bé. Tay còn lại giữ phần ngực và tiến hành cho bé bú.
Tư thế giữ Koala
Đây là tư thế bú được mô phỏng theo tư thế cho bú của các chú gấu Koala. Mẹ ngồi thẳng, đặt bé ngồi lên đầu gối, điều chỉnh ngực vừa tầm với miệng bé, dùng đầu gối làm điểm tựa và hai tay của mẹ sẽ giữ người bé. Cho con bú đúng cách này hỗ trợ khi mẹ nhức mỏi tay, không thể dùng nhiều lực để giữ bé.
Tư thế tựa lưng
Mẹ ngả lưng ra phía sau hoặc dựa lưng vào vách, giữ nghiêng khoảng một góc 45 độ. Đặt bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để bú. Mẹ đặt tay trên lưng hoặc đỡ nhẹ phía sau đầu của trẻ. Tư thế cho con bú đúng cách này, mẹ không cần dùng nhiều sức để giữ bé.
Tư thế nằm bú
Tư thế nằm cho con bú đúng cách được rất nhiều mẹ thực hiện bởi đây là tư thế bé sẽ ti được nhiều sữa, mẹ được thư giãn thoải mái. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà hai mẹ con dễ bị ngủ quên, đầu ti dễ đè lên đầu mũi của trẻ gây ngạt thở rất nguy hiểm, tư thế cho con bú nằm đúng cách phải hết sức chú ý. Vì vậy, khi cho con bú ở tư thế này, mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát, đảm bảo cho con bú và nếu mẹ ngủ thì đầu ti đã rút ra khỏi miệng bé. Mẹ có thể xem hướng dẫn tư thế nằm cho con bú trong bài viế, t liên quan nhé. Tư thế cho con bú tốt nhất là tư thế cả mẹ và con đều thư giãn, thoải mái.
Tư thế nằm nghiêng. Ảnh minh họa
Cách cho bú:
- Mẹ nằm nghiêng, dùng gối kê cao đùi và đầu gối;
- Bé nằm tư thế nghiêng, quay đầu bé vào ngực mẹ;
- Điều chỉnh sao cho miệng bé đối diện với núm vú;
- Kê gối hoặc dùng tay đỡ đầu bé cao để tránh hiện tượng sặc sữa;
- Kéo người bé lại gần mẹ để bú;
- Mẹ dùng tay còn lại đỡ đầu hoặc ôm hông trẻ để con dễ bú.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa
Tư thế bú đúng cho trẻ song sinh
Việc cho hai bé bú cùng lúc sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa của mẹ. Bởi khi bé bú bên này, sữa bên kia cũng chảy theo. Các mẹ sẽ áp dụng tư thế song sinh cho hai bé:
- Đặt hai bé song song hai bên hông của mẹ, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu hướng về trước, mặt áp vào đầu vú;
- Mẹ có thể dùng gối chữ U kê bên dưới để tránh mỏi tay khi đỡ bé. Nhưng không nên đặt bé hoàn toàn xuống gối vì bé không bú được sữa;
- Điều chỉnh tư thế lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục với bé còn lại. Mẹ nên thay đổi vị trí bú của hai bé để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị lệch và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.
Hậu quả của việc cho bú không đúng cách
- Khi đặt trẻ bú không đúng cách sẽ gây đau hay tổn thương núm vú cho người mẹ, mẹ cũng cần biết cách cho con bú bình đúng tư thế.
- Trẻ không bú được, không bú hết sữa có thể gây cương tức vú, tắc tia sữa;
- Vú ứ đọng sữa có thể làm giảm, ức chế việc tạo sữa; tham khảo thêm các tư thế cho con bú, tư thế ngồi cho con bú, các tư thế nằm cho con bú đúng cách
- Trẻ không bú đủ sẽ hay quấy khóc, thường xuyên đòi bú và kéo dài thời gian bú;
- Trẻ chậm tăng cân nếu bú không đủ sữa. Điều này khiến mẹ hiểu nhầm do sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự tiết sữa và phun sữa.
Khi làm mẹ, các cô gái vô tư vô lo bắt buộc phải trở nên trưởng thành và chấp nhận học hỏi nhiều thứ. Việc làm mẹ được bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như các tư thế cho con bú đúng cách hay tắm rửa, chăm sóc con, dỗ con ngủ,... Không có kinh nghiệm nên các mẹ trẻ gặp nhiều khó khăn. Nhưng mỗi đứa con là một món quà vô cùng thiêng liêng nên dù có bỡ ngỡ, vất vả, chỉ cần mỗi ngày được nhìn con lớn khôn là mẹ đã rất hạnh phúc rồi.
Xem thêm bài liên quan:
Cách làm sữa mẹ xuống nhiều, dồi dào cho con bú no nê
9 điều cần biết khi cho bé bú đêm để mẹ mau phục hồi, con chóng lớn
Trẻ uống nhiều sữa vẫn lùn, mẹ rầu rĩ vẫn chưa tìm đúng cách