Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ dần được tiếp cận và khám phá tìm hiểu về những điều xung quanh chúng. Trong khoảng thời gian quan trọng này, trẻ đang phát triển cảm xúc, biết thể hiện tình cảm với những người xung quanh. Cùng quây cũi cho bé khám phá hành trình bé lớn khôn qua các giai đoạn quan trọng trong những năm tháng đầu đời ngay bài viết dưới đây nhé! 

Giai đoạn mới sinh trong tháng đầu 

Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian ngủ và chỉ thức dậy khi cần ăn hoặc cảm thấy không thoải mái. Sự tương tác với môi trường xung quanh trẻ còn rất giới hạn, và chúng thường phản ứng với âm thanh hoặc ánh sáng mạnh bằng việc khóc. Tuy nhiên thời điểm này, bé đã bắt đầu nhận ra giọng nói của cha mẹ và phản ứng tích cực hơn với sự chăm sóc và sự quan tâm của người thân. 

Giai đoạn 2-3 tháng

Trong vòng 3 tháng đầu, cơ thể và bộ não của bé đang dần làm quen với thế giới bên ngoài. Song song với đó trẻ bắt đầu phát triển những kỹ năng cơ bản như nắm chặt đồ vật và cử động tay chân. Trẻ cũng bắt đầu thể hiện sự quan tâm đối với môi trường xung quanh và phản ứng tích cực hơn khi nghe thấy giọng nói của cha mẹ. Sự phát triển về thị giác và thính giác cơ bản bắt đầu phát triển, trẻ có thể phản ứng với các âm thanh và hình ảnh đơn giản. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể về sự thay đổi của bé khi bước vào giai đoạn 3 tháng đầu đời: 

  • Bắt đầu biết cười và đáp lại khi có người hỏi hoặc khi cười lại với bé 
  • Nhìn chăm chú vào theo những món đồ gây sự chú ý; nhìn theo một đối tượng đang di chuyển
  • Cầm nắm đồ vật và thường có xu hướng đưa tay lên miệng 

Giai đoạn 4-6 tháng

Trẻ bắt đầu quá trình tập lẫy, trườn và bò, giai đoạn này bé có thể ngồi được với sự hỗ trợ. Bé cũng bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, bao gồm việc tạo ra các âm thanh đơn giản và phản ứng lại với tiếng nói của người khác. Sự tò mò và khám phá về thế giới xung quanh cũng được thúc đẩy, với việc chơi với đồ chơi và kỹ năng vận động cơ bắt đầu được cải thiện. Ở giai đoạn, bé có thể thực hiện một số hành động như: 

  • Tự lật người và trườn qua lại tới những nơi mà bé muốn 
  • Phát ra những âm thanh tương tự tiếng nói 
  • Chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia 

Giai đoạn 7-9 tháng

Trẻ bắt đầu phát triển khả năng đứng và tự cầm đồ vật để tham gia vào nhiều hoạt động chơi. Ở giai đoạn này kỹ năng ngôn ngữ của bé ngày càng phát triển,  trẻ nói ra những từ đơn giản và hiểu được nhiều từ ngữ hơn. Bé cũng bắt đầu biết lộ cảm xúc bằng cách quan tâm đặc biệt đối với ba mẹ, nhận biết và thể hiện tình cảm với một số người thân. Cụ thể một số hành động phát triển rõ rệt ở trẻ như: 

  • Biết bò với tốc độ nhanh và cần được để mắt 
  • Ngồi cố định một chỗ mà không cần đến sự hỗ trợ của ba mẹ hay người thân 
  • Phản ứng và đáp lại khi nghe tới những từ quen thuộc
  • Bắt đầu bập bẹ được những từ ngữ đơn giản như gọi tên ba mẹ, ông bà
  • Chơi các trò chơi đơn giản như ú oà, vỗ tay, tìm đồ vật,... 
  • Bắt đầu tập bám vịn vào các đồ vật cố định trong nhà

Tham khảo thêm nhiều mẫu quây cũi cho bé vận động rèn luyện an toàn tại nhà: https://quaycuichobe.com/

Giai đoạn 10-12 tháng

Trẻ phát triển khả năng tự đi hoặc bò, và có thể cầm đồ vật và đi lại. Kỹ năng ngôn ngữ tiếp tục cải thiện rõ ràng hơn, với việc nói ra các từ và câu đơn giản hơn. Sự quan tâm và gắn kết với người thân và môi trường xung quanh cũng được phát triển mạnh mẽ. Tại giai đoạn những năm tháng cuối của năm đầu tiên, mẹ có thể thấy sự phát triển rõ rệt của trẻ. Vào thời điểm này, bé đã biết thực hiện thành thạo các kỹ năng như: 

  • Cầm, nắm các món đồ nhỏ bằng ngón trỏ, ngón cái, biết cách cầm những món đồ có hình dạng phức tạp
  • Kỹ năng ngôn ngữ được phát triển rõ ràng khi bé phát âm nhiều từ hơn, nói liên tiếp 3 từ
  • Học theo những từ ngữ, cử chỉ của bố mẹ và hiểu được ngôn ngữ cơ bản trong cuộc sống hàng ngày

Quây cũi nhựa cùng bé phát triển như thế nào

Quây cũi cho bé không chỉ là một đồ chơi đơn giản mà còn là một công cụ hữu ích để giúp bé phát triển toàn diện. Quây cũi nhựa cùng bé phát triển như thế nào trong những giai đoạn đầu đời cùng theo dõi những ý dưới đây nhé: 

Phát triển về thể chất

Quây cũi cho bé mang tới một môi trường an toàn và kích thích cho bé vận động bằng các hoạt động thể chất như: chơi cầu trượt, bóng đá, bóng rổ,.... Bé có thể tự do di chuyển xung quanh trong không gian của quây cũi cho bé, thực hiện các hoạt động như bò, ngồi, đứng, hoặc thậm chí là nhảy. Việc này giúp bé phát triển cơ bắp, cân bằng và khả năng vận động cơ.

Xem thêm sự khác biệt của trẻ nhỏ khi sử dụng quây cũi cho bé: 

https://quaycuichobe.com/su-khac-biet-cua-tre-khi-su-dung-quay-cui-cho-be-tu-nhung-nam-thang-dau-doi.html

Phát triển về ngôn ngữ

Trong quây cũi nhựa, bé có thể tiếp xúc với các đồ chơi như bảng vẽ, sách vở, đồ chơi xếp hình, bóng, từ đó khám phá thế giới xung quanh và học thêm nhiều từ vựng mới. Ngoài ra, bé cũng có cơ hội nghe các âm thanh và từ ngữ mới, giúp bé phát triển thêm kỹ năng ngôn ngữ và hiểu biết về giao tiếp từ nhỏ.

Phát triển về kỹ năng xã hội

Các bé thường chơi cùng nhau trong quây cũi nhựa, tạo ra cơ hội cho việc học hỏi, tương tác và giao tiếp xã hội. Việc chia sẻ đồ chơi và chia sẻ với các bạn nhỏ khác giúp bé hiểu về khái niệm của sự chia sẻ và tôn trọng người khác.

Phát triển về kỹ năng tự chăm sóc

Trong quây cũi cho bé, trẻ có thể thực hiện các hoạt động tự chăm sóc như tự ăn, tự uống nước từ bình sữa hoặc tự chơi với đồ chơi. Việc này giúp bé phát triển khả năng tự lập và tự chủ từ khi con còn nhỏ.

Phát triển về trí tuệ và kỹ năng tương tác

Quây cũi cho bé cung cấp cho bé một môi trường giàu tính kích thích, thúc đẩy sự tò mò và sự khám phá. Bé có thể tập trung vào việc giải quyết các vấn đề và phát triển trí tuệ thông qua việc tương tác với các đồ chơi và môi trường xung quanh.

Có thể nói, việc sử dụng quây cũi cho bé không chỉ là một cách để giữ bé an toàn mà còn là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, sự đồng hành của ba mẹ trong hành trình phát triển của bé sẽ là điều tuyệt vời