1. Hội chứng sợ đi học - Nguyên nhân là gì?

Học tập là một trong các hoạt động quan trọng góp phần xây dựng nên nhiều khía cạnh khác của đời sống. Chuyên gia tâm lý cho biết, nó không chỉ mang đến cho con người những kiến thức, kỹ năng vững chắc mà còn tạo ra một tầm nhìn rộng lớn giúp cho cuộc sống của họ dần được nâng cao và phát triển tốt đẹp hơn.

Theo các chuyên gia tâm lý, hội chứng sợ đi học có thể hình thành từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó rất nhiều trẻ có những nỗi sợ xuất phát từ những ám ảnh trước đó khi đến trường. Xác định được chính xác nguyên nhân sẽ giúp gia đình có hướng hỗ trợ giúp con vượt qua nỗi ám ảnh hiệu quả nhất.

Một số yếu tố có thể tác động tới hội chứng sợ đi học là:

  • Ám ảnh khi đến trường

Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, trẻ từng bị bạo lực học đường, bị bạn bè cô lập, thầy cô thường xuyên la mắng hay có các hành vi bạo lực hoàn toàn có thể trở thành “bóng đen” khiến nhiều trẻ có thể cho rằng sợ đi học.

  • Gia đình thiếu sự quan tâm

Nhiều trẻ nhỏ do thiếu hụt tình yêu thương và sự quan tâm của gia đình nên có xu hướng không muốn rời xa tổ ấm của mình, lo ngại về việc sẽ bị bỏ rơi nếu trẻ rời xa ba mẹ. Theo chuyên gia tâm lý, việc này khiến cho trẻ hình thành suy nghĩ, nếu đến trường trẻ sẽ không thể ở cạnh ba mẹ, gia đình hoặc thậm chí sẽ bị chia cắt, ruồng bỏ.

  • Áp lực học tập

Trong các cuộc khảo sát chuyên gia tâm lý nhận thấy rằng, áp lực học tập cũng có thể là lý do khiến cho nhiều trẻ trở nên e ngại việc đến trường. Các kỳ vọng quá lớn đến từ ba mẹ, thầy cô, bạn bè khiến cho nhiều trẻ cảm thấy sợ đi học. Đặc biệt là cảm giác căng thẳng, lo lắng khi không đạt được những thành tích đáng mong đợi khiến trẻ dần mất động lực.

  • Gia đình quá bao bọc

Một số thống kê của chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng những trẻ mắc hội chứng sợ đi học thường là ở nhóm trẻ được cha mẹ bảo bọc quá mức. Trẻ được quá cưng chiều khi đột ngột chuyển qua một môi trường mới sẽ khó có thể thích ứng được nên dễ hoảng sợ. Hay việc ở nhà trẻ lúc nào cũng được cha mẹ phục vụ, khi đi học phải tự mình làm nên mới không thể quên, thậm chí ghét đến trường.

2. Cách vượt qua hội chứng sợ đi học

2.1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp chủ chốt mang đến nhiều lợi ích tích cực cho quá trình điều trị. Qua quá trình trao đổi và trị liệu trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ sẽ dần hiểu rõ về những cảm xúc, hành vi sai lệch của mình, từ đó kiểm soát và loại bỏ nỗi sợ vô lý để cân bằng lại trạng thái tâm lý tích cực hơn. Không những thế, chuyên gia tâm lý còn giúp cho trẻ trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để duy trì và xây dựng đời sống lành mạnh, phục vụ tốt cho quá trình học tập và đến trường.

2.2. Sử dụng thuốc

Chuyên gia tâm lý cho biết, thuốc chỉ được sử dụng cho những trẻ có các vấn đề khác đi kèm như lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn học tập,… Dùng thuốc giúp kiểm soát một số triệu chứng thể chất và tâm lý. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc có tính chất tạm thời nên điều trị tâm lý vẫn là phương pháp không thể thay thế.

Các mom có thể đọc thêm tại đây để biết các dấu hiệu nhé: https://dau-hieu-nhan-biet-hoi-chung-so-di-hoc