Một số nghiên cứu phát hiện, ngủ nhiều hơn trong thời thơ ấu và tuổi thanh thiếu niên có liên quan đến việc phát triển chiều cao.
Các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người, hãy cùng cha mẹ yêu con tìm hiểu nhé.
Kết quả của gen di truyền
Chiều cao khi trưởng thành được xác định bởi sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố. Hầu hết trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của một người. Tuy nhiên, một số người có thể lo lắng về chiều cao của mình và tự hỏi liệu có thể làm gì để ảnh hưởng đến tầm vóc.
Nhiều người thậm chí đặt ra câu hỏi rằng, liệu ngủ nhiều có thể tăng chiều cao không. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định ngủ nhiều làm tăng chiều cao khi trưởng thành. Chiều cao chủ yếu là kết quả của gen di truyền, đồng thời các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chiều cao khi trưởng thành của một người bị ảnh hưởng bởi lối sống và tình trạng kinh tế, xã hội từ cha mẹ hoặc người chăm sóc họ. Một người khi trưởng thành thấp lùn nếu cha mẹ họ hút thuốc trong thời gian mang thai.
Hoặc, người đó không được chăm sóc sức khỏe hay ăn thực phẩm bổ dưỡng khi còn nhỏ, tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường trong quá trình phát triển. Phần lớn chiều cao của một người là kết quả của gen di truyền. Trên thực tế, hơn 3.000 biến thể gen đã được phát hiện có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và chiều cao khi trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, mỗi gen này có tác dụng riêng và khi kết hợp lại, chúng quyết định phần lớn chiều cao của một người. Gen ảnh hưởng đến chiều cao của một người thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm cả việc điều chỉnh các hormone quan trọng cho sự tăng trưởng.
Nghiên cứu đã phát hiện, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng của con người (hGH). Hormone tăng trưởng của con người giúp phát triển chiều cao.
Hormone này được sản xuất bởi một cơ quan trong não gọi là tuyến yên. Hầu hết hGH được giải phóng vào ban đêm. Do đó, trẻ em bị thiếu ngủ có thể có mức hGH thấp hơn. Song, sự thiếu hụt hGH là tình trạng rất hiếm.
Cơ chế phát triển chiều cao
Trong thời thơ ấu, chiều cao của một người tăng lên khi xương của họ dài ra. Xương dài ra bằng cách phát triển mô mới trong một phần của xương gọi là đĩa tăng trưởng. Các đĩa tăng trưởng nằm ở phần cuối của một số xương dài hơn, như đùi, cẳng tay, bàn tay và ngón tay.
Sự phát triển của xương mới là một quá trình phức tạp, được điều chỉnh bởi hormone, di truyền và các yếu tố khác. Một người có thể cao bao nhiêu khi trưởng thành không thể dễ dàng dự đoán được bằng kích thước của họ khi sinh.
Điều này là do kích thước của trẻ sơ sinh ít liên quan đến di truyền. Thực tế, kích thước của trẻ sơ sinh liên quan chặt chẽ hơn đến chế độ ăn uống của người mẹ và môi trường trong bụng mẹ.
Vì vậy, đảm bảo trẻ có giấc ngủ đủ và chất lượng, cùng với chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, sẽ hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển chiều cao và sức khỏe toàn diện của trẻ.
Cha mẹ có thể tham khảo thêm:
Trẻ ngủ muộn gây nhiều tác hại, làm thế nào để con đi ngủ đúng giờ.