Hội chứng ống cổ tay không còn xa lạ khi số người mắc bệnh ngày càng nhiều trong vài năm gần đây. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thường có chung lo lắng về vấn đề “Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?”. Trên thực tế, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, hội chứng này dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng tay lặp đi lặp lại. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh giữa đi qua ống cổ tay bị chèn ép, gây ra các triệu chứng đau, tê, ngứa ran ở bàn tay. Nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới gấp ba lần.

1/ Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể kể đến như:

- Viêm bao gân gấp.

- Các bệnh lý khớp cổ tay.

- Người làm công việc cần sử dụng cổ tay nhiều: đánh máy, bê vác, lái xe đường dài, may vá, cắt tóc…

- Viêm đa dây thần kinh do bệnh đái tháo đường hay nhiễm độc rượu mạn tính

Một số yếu tố nguy cơ khác cũng cần được chú ý:

- Mang thai.

- Bệnh gout.

- Suy giáp.

- Viêm khớp dạng thấp.

- Người mắc bệnh tiểu đường.

- Người lạm dụng rượu.

2/ Dấu hiệu cảnh báo

Để nhận biết được bản thân có mắc hội chứng ống cổ tay hay không, bạn cần dựa vào các dấu hiệu sau:

- Tê, ngứa ran và cảm giác đau chủ yếu ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Tình trạng này rõ rệt hơn khi vào ban đêm.

- Đôi khi cảm giác tê bì còn lan lên cả cẳng tay và vai.

- Các ngón tay sưng phồng một cách mơ hồ.

- Đau cơ, xuất hiện chuột rút, tay yếu và gặp khó khăn trong việc cầm, nắm đồ vật; các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày (sử dụng điện thoại, cài cúc áo,..).

- Dễ đánh rơi đồ vật do tay mơ hồ về cảm giác.

3/ Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không và cách điều trị

3.1/ Giải đáp: Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Nhiều người lo lắng không biết mắc hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm hay không? Thực tế, hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống:

- Nguy cơ tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu, teo cơ mô cái

- Người bệnh không thể làm được bất kỳ điều gì, kể cả những việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày: vệ sinh cá nhân, nấu ăn, dọn dẹp,…

Từ đó, người bệnh rất dễ bị căng thẳng, lo âu và suy sụp tinh thần. Đồng thời kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác:

- Cảm giác không muốn ăn, ăn không còn cảm thấy ngon miệng dẫn đến sụt cân nhanh

- Khó ngủ, ngủ không đủ giấc vì những cơn đau cổ tay. Khi giấc ngủ không được đảm bảo thì cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống.

hình ảnh

3.2/ Điều trị hội chứng ống cổ tay

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ cần khám lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá mức độ của bệnh. Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các danh mục khám gồm:

- Siêu âm cổ tay.

- Chụp X-quang cổ tay.

- Khai thác tiền sử bệnh, khai thác triệu chứng bất thường trong thời gian gần đây.

Khi có đánh giá mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, việc điều trị hội chứng ống cổ tay bao gồm phương pháp không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.

Đối với phương pháp không phẫu thuật bao gồm:

- Dùng nẹp cổ tay để tránh cử động lặp lại nhiều lần. Phương pháp này sẽ dùng cho những người có công việc cần sử dụng tay nhiều như: nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ cắt tóc,…

- Dùng thuốc kháng viêm NSAIDs.

- Tiêm Corticoide vào ống cổ tay để giảm viêm, đau.

- Tập vật lý trị liệu cho cổ tay và bàn tay. Mục đích nhằm tăng tuần hoàn máu, giảm phù và kích thích các mô mềm khỏe hơn (các cơ, dây chằng và các gân).

Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp không phẫu thuật nhưng không có kết quả, tình hình bệnh ngày càng nặng hơn thì cần chuyển sang phương pháp phẫu thuật. Mổ hở và nội soi là hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay hiện nay. Hiệu quả của phương pháp phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố với nhau:

- Tuổi.

- Triệu chứng bệnh kéo dài trong bao lâu.

- Tiểu sử bệnh của bạn: Có mắc bệnh tiểu đường hay không? Có gặp chấn thương nào không?

3/ Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ đầu bạn cần chủ động hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn tới mắc hội chứng ống cổ tay:

- Dành ra 5 - 10 phút nghỉ ngơi trong quá trình làm việc. Lúc này tay có thể thả lỏng mà không cần gắng sức vì lặp đi lặp lại một hành động trong thời gian dài.

- Bạn có thể tập các bài tập dành riêng cho cổ tay, cánh tay và bả vai. Nên tập ở mức nhẹ nhàng để được giãn cơ vừa đủ.

- Tránh thói quen bẻ cổ tay lên trên hay xuống dưới quá mức, luôn giữ bàn tay trên cùng mặt phẳng với.

- Không dồn sức để nắm đồ vật hay gõ bàn phím quá mạnh.

- Khi ngủ không dùng tay để gối đầu.

Nếu phát hiện có những dấu hiệu cảnh báo hội chứng ống cổ tay, bạn cần đến cơ sở y tế khám, tìm ra nguyên nhân và đánh giá mức độ bệnh. Khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp dự phòng biến chứng hiệu quả. Đồng thời tăng hiệu quả phục hồi, giảm thiểu chi phí và thời gian điều trị hơn nhiều so với việc phát hiện bệnh muộn.

Như vậy, qua bài viết này phần nào đã giúp bạn biết được về hội chứng ống cổ tay. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không thể chủ quan vì biến chứng nguy hiểm của bệnh vẫn luôn rình rập trong tương lai. Vì vậy, chú ý trong chăm sóc sức khỏe và thăm khám định kỳ là cách dự phòng bệnh tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn: https://dienlanhphoxanh.com/kinh-nghiem/hoi-chung-ong-co-tay-hieu-ro-de-phong-ngua-va-dieu-tri.html