Nếu hay theo dõi tin tức trên báo đài, hẳn ai cũng biết K gan là căn bệnh nguy hiểm và khó chữa. Tỷ lệ người không qua khỏi tại Việt Nam ở mức cao với trên 25.000 ca/năm. Nhưng với trường hợp của vị bác sĩ, đồng thời cũng là giám đốc một bệnh viện tại TQ dưới đây thì quả thật là một phép màu, cả nhà ạ.

Cụ thể thì mới đây, mình còn đọc báo và thấy trường hợp của một vị bác sĩ, giám đốc bệnh viện có tên là Khắc Thành. Ông năm nay đã 84 tuổi nhưng tinh thần vô cùng tốt, không ai nghĩ rằng ông ấy đã từng là bệnh nhân của K gan.

hình ảnh

Theo đó, vào năm 2006, bác sĩ Thành được chẩn đoán mắc bệnh UT gan. Khi mới biết tin, cũng như bao bệnh nhân khác ông đã không thể chấp nhận được sự thật. Tuy nhiên sau khi bình tĩnh trở lại, ông nhận ra bản thân không thể dễ dàng bỏ cuộc vì vậy đã chấp nhận điều trị. Đến nay đã hơn 18 năm trôi qua, bác sĩ Thành đã 84 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, dù đã trải qua hơn 5 cuộc phẫu thuật.

Có thể thấy trường hợp của bác sĩ Thành đã giúp cho nhiều bệnh nhân K gan có thêm động lực và hy vọng chiến thắng bệnh tật. Đặc biệt, ông có chia sẻ trước truyền thông về bí quyết chống lại K gan rằng: “Thật ra bí quyết của tôi vô cùng đơn giản, có thể tóm gọn lại thành 3 điều sau”.

- Giữ vững tâm lý

Bác sĩ Thành chia sẻ: “Thời điểm phát hiện mắc K gan, tôi cũng rất sợ hãi vì mẹ của tôi cũng qua đời vì căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng bình ổn cảm xúc của bản thân và cố gắng xây dựng các thói quen tốt cũng như tích cực phối hợp điều trị cùng phía bệnh viện”.

Ông cũng cho biết thêm rất nhiều bệnh nhân K đều cảm thấy suy sụp, bi quan khi được chẩn đoán mắc bệnh. Họ bị áp lực về mặt tâm lý và luôn có cảm xúc tiêu cực. Điều này có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Về chế độ ăn uống, bác sĩ Khắc Thành cho biết ông chủ trương ăn đa dạng dinh dưỡng, ăn với lượng vừa đủ chứ không ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào. "Nhiều bệnh nhân mắc K sẽ thực hiện chế độ ăn uống rất khắt khe, kiêng món này, kiêng món kia. Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều trị của tôi, việc kiêng khem quá mức có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh”.

Ngược lại, vị chuyên gia cho biết một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe, tăng khả năng đáp ứng điều trị K, từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.

- Tuân thủ điều trị

Bác sĩ Thành cho biết nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc K nhưng không tiến hành điều trị tại viện. Thay vào đó họ tìm đến các loại thuốc được quảng cáo với công dụng điều trị UT. Nhưng ông khẳng định việc tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, được quảng cáo trên mạng có thể làm chậm trễ quá trình điều trị và khiến bệnh tình tiến triển nặng hơn.

hình ảnh

* Các triệu chứng của K gan theo cảnh báo của bác sĩ bao gồm:

Vàng da: Đây là triệu chứng của tình trạng chức năng gan suy giảm. Khi các chức năng gan suy giảm sẽ dẫn tới hiện tượng bilirubin (sắc tố mật) tăng đột ngột trong máu khiến cho sắc tố da thay đổi.

Vì vậy, vàng da có thể là triệu chứng đầu tiên của K gan và thường thấy của nhiều căn bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, rối loạn chức năng gan.

Sụt cân nhanh đột ngột: Khi tế bào K đi vào gan sẽ khiến bộ phận này bị suy yếu, khiến nó không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nên tạo thành cảm giác ăn uống không ngon miệng, bụng đầy trướng, lạo lực,  không hấp thụ chất dinh dưỡng, ngấy đồ dầu mỡ. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh thường bị sụt cân rất nhanh.

Ngứa da: Khi chức năng gan suy giảm khiến cho bilirubin trong cơ thể tăng cao gây ngứa da. Vì vậy, khi thấy cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhiều, thì đây có thể là triệu chứng K gan.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Thường xuyên mất ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém; Xuất hiện các nốt đỏ, mảng ở lòng bàn tay; Tăng mụn trứng cá trên khuôn mặt, làn da xỉn màu; Tay chân mềm nhũn, cơ thể suy nhược, sau khi nghỉ ngơi vẫn thấy mệt mỏi; Da mặt tiết nhiều dầu, tóc dễ rụng...

Để phòng tránh K gan, hãy bắt đầu từ bữa ăn hằng ngày như sau:

- Cần duy trì chế độ ăn nên nhạt và ít dầu mỡ, chú ý ăn phối hợp giữa thịt và rau, tránh để đói hoặc quá no, ăn ít thực phẩm chiên xào, ít đồ ngọt, tránh xa t.h.uốc lá, rượu bia.

- Không nên ăn các thực phẩm bị hư hỏng hoặc mốc: Lý do vì thực phẩm bị mốc, hỏng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Đây là chất sẽ gây tổn thương trực tiếp nhất đến gan và làm tăng nguy cơ K gan.

- Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

- Kiểm soát cân nặng: Có rất nhiều căn bệnh UT liên quan đến béo phì như K thực quản, ruột kết, dạ dày, trực tràng, thận, gan mật tụy, nội mạc tử cung, tuyến giáp, màng não, buồng trứng, vú… Do đó, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng cần thiết.